Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
bài giảng QUẢN LÝ HẠ TẦNG, DỊCH VỤ CÔNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ (phần 1)
NỘI DUNG MÔN HỌC
•
GỒM 4 CHƯƠNG
•
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô thị
và các dịch vụ công của đô thị (12 tiết)
•
Chương 2. Cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý
cơ sở hạ tầng đô thị, các dịch vụ công và bảo
vệ môi trường đô thị (8 tiết)
•
Chương 3. Quản lý nhà nước về cơ sở hạ
tầng và dịch vụ công đô thị (12 tiết)
•
Chương 4. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đô thị (11 tiết)
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô thị và
các dịch vụ công của đô thị
1.1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô thị - dịch vụ công
đô thị
1.2. Các định nghĩa và đặc điểm
1.3. Các cơ sở hạ tầng, dich vụ công, bảo vệ môi
trường đô thị chủ yếu
1.4. Các hoạt động cơ bản mà các cơ sở hạ tầng,dịch
vụ công và bảo vệ môi trường mang lại
1.5. Đặc điểm của các hoạt động CSHT - DVC và các
quyết định đưa ra
Chương 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ sở
hạ tầng đô thị, các dịch vụ công và bảo vệ
môi trường đô thị
2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ở cấp đô thị điển hình
2.2. Mối quan hệ với các cấp
2.2.1. Cấp quốc gia
2.2.2. Cấp địa phương
2.2.3. Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý và các
tổ chức ở cấp địa phương và cấp quốc gia
2.3. Vai trò và trách nhiệm của quản lý nhà nước về
cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và bảo vệ môi
trường đô thị
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô thị - dịch vụ công đô
thị
Hạ tầng đô thị là tập hợp các công trình, thiết bị kỹ thuật
phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội ở đô
thị nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của
cộng đồng dân cư và bảo vệ môi trường sống ở đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
Hệ thống giao thông,
Hệ thống cung cấp nước và thoát nước,
Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống cung cấp năng lượng (điện, gaz), chiếu sáng
công cộng.
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô thị - dịch vụ
công đô thị
Dịch vụ công là hàng hóa công cộng
(không xem xét dịch vụ tư)
dịch vụ công ích là các hoạt động có tính chất kinh
tế hàng hoá do các doanh nghiệp công ích thực
hiện theo yêu cầu của Nhà nước, không nhằm mục
tiêu lợi nhuận để phục vụ nhân dân như cung cấp
điện, nước, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường,
phòng chống các dịch bệnh, vận tải công cộng,
khuyến nông
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô thị - dịch vụ công đô thị
Dịch vụ công là hàng hóa công cộng
1. Truyền thanh, truyền hình 9. Vận tải công cộng
2. Giáo dục 10. Nhà ở xã hội
3. Cấp điện 11. Viễn thông
4. Cứu hoả 12. Quy hoạch đô thị
5. Cấp khí đốt 13. Quản lý rác
6. Y tế 14. Cấp nước
7. Quân sự 15. Thư viện, lưu trữ
8. Cảnh sát 16. Dịch vụ xã hội
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.2. Các định nghĩa và đặc điểm
a. Đinh nghĩa
Theo Luật Xây dựng: Hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công
cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải
và các công trình khác.
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.2. Định nghĩa, đặc điểm - dịch vụ công đô thị
Dịch vụ công là hàng hóa công cộng
a. Định nghĩa
Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003) là: dịch vụ thiết yếu
đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng
đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm
quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo
cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí
đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ
này, do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch,
đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.2. Định nghĩa và đặc điểm
b. Đặc điểm
–
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là tập hợp của
nhiều chuyên ngành kỹ thuật khác nhau trong đô
thị.
–
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đòi hỏi có tính
tổng hợp và đồng bộ giữa các ngành kỹ thuật với
nhau và ngay trong từng chuyên ngành kỹ thuật.
–
Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
là đầu tư cho phát triển và luôn đi trước một
bước.
Chương 1. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng đô
thị và các dịch vụ công của đô thị
1.2. Định nghĩa và đặc điểm
b. Đặc điểm
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị còn đòi hỏi phải
được đầu tư có thời cơ, thời điểm. Đầu tư tốt, sẽ làm
tăng giá trị đất đai, tạo sự hấp dẫn, thuận lợi cho môi
trường đầu tư phát triển của các doanh nghiệp.
- Mỗi chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị có yêu cầu
riêng về kỹ thuật, công nghệ và quản lý, đối tượng
phục vụ đa dạng, phức tạp.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là các chuyên
ngành kỹ thuật mang tính xã hội rất cao. Vì vậy, khi
xây dựng các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuậtđô thị, cần có sự tham gia đóng góp ý kiến
rộng rãi của nhân dân và phải công khai phương án
được duyệt.
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Môi trường và phát triển nguyễn mộng
5
Tuy nhiên, sự phát triển chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố
khác được xem là sự phát triển không bền vững.
Từ đó, Ủy ban Môi trường và Phát triển LHQ 1987 đã đưa ra khái niệm phát triển bền
vững, là phát triển sao cho những thế hệ hiện tại đáp ứng được nhu cầu của mình mà không
làm hại đến thế hệ tương lai và đáp ứng được nhu cầu của họ.
Phát triển bền vững đòi hỏi:
- Về mặt xã hội nhân văn: phải thoả mãn hợp lý các nhu cầu về tinh thần, vật chất và
văn hóa của con người – Bảo vệ tính đa dạng văn hóa.
- Về mặt kinh tế: phải tự trang trải được các nhu cầu hợp lý với chi phí không vượt
quá thu nhập.
- Về mặt sinh thái: đảm bảo duy trì sự ổn định và an toàn lâu dài của các hệ sinh thái.
2. Các chỉ thị về phát triển
2.1. Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product)
GDP là tổng giá trị tính bằng tiền mặt của sản phẩm và dịch vụ trong một quốc gia
trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là một năm tài chính).
Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi như là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá
sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nhưng giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn
đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:
•
Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau gây nhiều khó khăn khi so sánh
các quốc gia.
•
GDP chỉ cho biết về sự phát triển nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh
giá mức sống.
•
GDP không tính đến kinh tế phi tiền tệ như các công việc tình nguyện, miễn phí, hay
sản xuất hàng hóa tại gia đình.
•
GDP không tính đến tính đến tính bền vững của sự phát triển, ví dụ một nước có thể
có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
•
GDP không tính đến những hiệu ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường. Ví dụ, một xí
nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại
môi trường việc này cũng làm tăng GDP.
•
Tội phạm và tai nạn tăng cũng làm tăng GDP.
Theo các chuyên gia, nếu tính đến thiệt hại của môi trường thì GDP trung bình năm
của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 đến 2000 sẽ giảm 2%.
2.2. Chỉ số tiến bộ đích thực GPI (Genuine Progress Indicator)
Nhằm đánh giá sự hưng thịnh đích thực và toàn diện của một quốc gia, hiện nay nhiều
nước phát triển đang sử dụng chỉ số GPI thay thế cho chỉ số GDP.
Khác với GDP, GPI lượng hoá và cộng thêm vào các công việc thiện nguyện và trừ đi
các phí tổn chi cho các hiệu ứng tiêu cực như tội phạm, ô nhiễm, suy thoái tài nguyên .
Ở một số quốc gia như Australia, việc tính toán theo chỉ số GPI cho thấy trong khi
GDP vẫn tiếp tục tăng cao thì GPI vẫn đứng nguyên tại chổ và thậm chí còn đi xuống.
2.3. Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index)
Chỉ số HDI được đánh giá trên thang điểm từ 1-0 là một tập hợp gồm 3 chỉ thị: tuổi
thọ bình quân, tỷ lệ % người biết chữ, GDP/người tính theo chỉ số sức mua tương đương PPP
(Purchasing Power Parity).
HDI < 0,5: thấp, chậm phát triển.
HDI từ 0,501 đến 0,799: trung bình.
6
HDI > 0,800: cao, phát triển cao.
Chỉ số HDI của Việt Nam liên tục được cải thiện trong thời gian qua, từ 0,583 năm
1985 tăng lên 0,605 vào năm 1990; năm 1995 là 0,649, năm 2002 và 2003 là 0,688 và năm
2004 là 0,691 phản ánh những thành tựu phát triển con người chủ chốt như mức sống, tuổi
thọ, y tế và giáo dục. Tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng từ 68,6 năm 2003 lên 69 tuổi
năm 2004 và 70,5 tuổi năm 2005. Mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của
Việt Nam tăng từ 2.300 USD năm 2004 lên 2.490 USD năm 2005. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
ở Việt Nam giảm mạnh. Với mức tăng trưởng kinh tế tương đương và mức thu nhập thấp hơn
nhưng Việt Nam đã vượt nhiều nước về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, gần đây,
có nhiều ý kiến cho rằng cần phải xem xét lại chỉ số HDI ở Việt Nam do bệnh báo cáo thành
tích hiện nay rất phổ biến trong giáo dục.
2.4. Chỉ số nghèo tổng hợp HPI (Human Poverty Index)
Chỉ số HPI biểu thị mức sống của một quốc gia. Theo Liên Hiệp Quốc, chỉ số này là
một chỉ thị rõ ràng và đầy đủ hơn so với HDI và GDP.
Đối với các nước đang phát triển, chỉ số HPI dựa trên 3 nhân tố cơ bản của chỉ số HDI
là: tuổi thọ, kiến thức và mức sống (GDP/người).
Đối với các nước phát triển, ngoài 3 nhân tố cơ bản trên đây, một nhân tố khác được
tính thêm vào, đó là vị thế của người dân trong xã hội (được tôn trọng, được tham gia vào các
hoạt động, mức độ dân chủ, .).
2.5. Chỉ số thương tổn môi trường (Environmental Vulnerability Index, EVI)
Chỉ số thương tổn môi trường đã được Uỷ ban Khoa học Địa lý ứng dụng Nam Thái
Bình Dương (SOPAC) và UNDP triển khai. Chỉ số này được thiết lập thông qua sự tư vấn và
hợp tác của các quốc gia, các viện nghiên cứu và các chuyên gia trên thế giới. Chỉ số này
được thiết kế dựa trên các chỉ số thương tổn về xã hội, kinh tế để thấu hiểu được các quá trình
có thể có các tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Mục tiêu của chỉ số thương tổn môi trường cung cấp một phương pháp nhanh chóng
và chuẩn hoá đối với các thương tổn một cách chung nhất và xác định các vấn đề có thể cần
phải được giải quyết trong ba lĩnh vực của sự bền vững đó là môi trường, kinh tế và xã hội
trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
Sự phát triển thường đạt được thông qua sự hài hoà của 3 yếu tố trên, đo đó để tăng
cường sự bền vững thì cần phải gia tăng tầm quan trọng về khả năng đo lường về tính tổn
thương của mỗi lĩnh vực và xác định các phương thức để xây dựng khả năng hồi phục.
Chỉ số thương tổn môi trường gồm 57 chỉ thị thuộc 3 nhóm chỉ số thứ cấp là:
Chỉ số về tai biến: Risk Exposure sub-Index (REI) bao gồm 39 chỉ thị, nói về tần
số, địa điểm có thể xảy ra, mật độ của các tai biến có thể tác động tới môi trường.
Chỉ số về phục hồi sau các tai biến từ tự nhiên hay nhân tạo: Intrinsic Resilience
sub-Index (IRI) gồm có 5 chỉ thị đề cập đến tính chất của một vùng/nước trong việc
đối phó với các tai biến tự nhiên hay nhân tạo.
Chỉ số về sự suy thoái hay tính nguyên vẹn của môi trường: Environmental
Degradation sub-Index (EDI) có 13 chỉ thị, mô tả tính toàn vẹn sinh thái hay các mức
độ suy thoái của của các hệ sinh thái. Một vùng mà các hệ sinh thái càng bị suy thoái
thì càng dễ bị thương tổn đối với các tai biến trong tương lai.
Chỉ có 6 trong số 57 chỉ thị này có trọng số là 5, các chỉ thị còn lại có trọng số như
nhau là 1. Thang điểm của chỉ số thương tổn môi trường dao động từ 1 đến 7. Điểm càng cao
thì tính dễ bị thương tổn càng lớn.
7
III. Mô hình phát triển thế giới hiện nay
Mô hình phát triển kinh tế xã hội hiện phát triển theo trục đường thẳng nhằm cổ vũ
cho một xã hội tiêu thụ, nổi bậc là các hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là sử dụng nguyên
liệu, năng lượng và áp dụng công nghệ để sản xuất ra hàng hóa, tạo ra chất thải và bán hàng
hóa đến người tiêu dùng”
Kinh doanh cần đến những yếu tố sau:
o Nguyên liệu rẻ, nhân công rẻ
o Thị trường tự do
o Nhu cầu tiêu thụ cao
o Vốn đầu tư, dây chuyền công nghệ, kỹ thuật, quảng cáo,…
o Quản lý, cơ sở hạ tầng, liên doanh, hợp đồng với các đối tác
o Giảm trách nhiệm trong xử lý ô nhiễm và chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường.
Kinh doanh là hoạt động sinh ra lãi, ngoài ra nó còn tạo ra khủng hoảng thừa và khủng
hoảng thiếu, thải ra môi trường nhiều chất thải làm cho vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng, bóc lột tài nguyên thiên nhiên đến mức suy thoái.
Đặc điểm của phát triển theo mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay bao gồm: tăng
GDP gần như là mục tiêu duy nhất, tách hoạt động kinh tế khỏi hệ thống xã hội và nhân văn,
phát triển kinh tế không chú ý đến bảo tồn tự nhiên, gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô
nhiễm môi trường mà không tính chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm, không giải
quyết tận gốc nghèo khổ.
Sự phát triển trên được xem là phát triển không bền vững, nó tạo ra những nghịch lý
của sự phát triển.
Hình1. 3. Mô hình phát triển một chiều biến tài nguyên thành chất thải
Mô hình phát triển không bền vững ở trên có một đặc trưng rất quan trọng là không
đưa chi phí môi trường vào sản xuất, do đó càng phát triển giá trị sinh thái phi thị trường càng
bị mất đi, điều này dẫn đến các cộng đồng nghèo đói sống dựa vào giá trị phi thị trường của
hệ sinh thái càng bị tước đoạt trong phát triển, ta gọi đó là hiện tượng tước đoạt sinh thái.
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Có thể trình bày một cách cô đọng môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con
người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát
triển có mối quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển.
Kinh doanh = sản xuất + thương mại
Tiêu dùng Tài nguyên
Sản xuất Tiếp thị
Thải bỏ - ô nhiễm
và suy thoái MT
8
Trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hay trên toàn thế giới người ta cho rằng,
tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. ”Hệ thống kinh tế xã
hội” cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo
nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu thông giữa các phần
tử cấu thành hệ. “Hệ thống môi trường” với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi
trường xã hội. Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “môi trường nhân tạo”, có thể xem như là
kết quả tích lũy mọi hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển
trên địa bàn môi trường. Khu vực giao này thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và
môi trường. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận
chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên nhiên, hoặc qua
chế biến rồi trở về hệ kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất mà chất phế thải không thể sử dụng trở
lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến môi trường. Lãng phí tài
nguyên không tái tạo, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức khiến cho nó không
thể hồi phục được, hoặc phục hồi sau một thời gian quá dài, tạo ra những chất độc hại đối với
con người và môi trường sống là những hoạt động tổn hại tới môi trường. Những hành động
gây nên những tác động như vậy là hành động tiêu cực về môi trường. Các hoạt động phát
triển luôn luôn có hai mặt lợi và hại. Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là
nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai,
thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người.
Trong khoa học kinh tế cổ điển không thể giải quyết thành công mối quan hệ phức tạp
giữa phát triển và môi trường. Từ đó nảy sinh lý thuyết không tưởng về “đình chỉ phát triển”
(Zero or negative growth), cụ thể là cho tốc độ phát triển bằng không hoặc âm để bảo vệ
nguồn tài nguyên không tái tạo vốn hữu hạn của Trái đất. Đối với tài nguyên sinh học cũng có
“chủ nghĩa bảo vệ”, chủ trương không can thiệp đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa
bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Chủ nghĩa bảo vệ cũng là một điều không tưởng,
nhất là trong điều kiện các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn
cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.
Trong phát triển kinh tế một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng được
tiêu thụ một cách quá mức tại các nước phát triển vốn được khai thác tại các nước đang phát
triển. Bên cạnh hiện tượng “ô nhiễm do thừa thải” xảy ra tại các nước công nghiệp phát triển,
gần đây tại hầu hết các nước đang phát triển có thu nhập thấp đã xảy ra hiện tượng “ô nhiễm
nghèo đói”. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh, mù chữ, bất lực trước
thiên tai là nguồn gốc cơ bản của những vấn đề môi trường nghiêm trọng đang đặt ra cho nhân
dân các nước đang phát triển. Cần nói thêm rằng sự tiêu thụ quá mức nguyên liệu và năng lượng
của các nước phát triển cũng đã làm cho các vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển trầm
trọng hơn.
Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm và suy thoái môi trường đối với
việc phát triển bền vững, Hội thảo về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc được tổ
chức từ ngày 3/6/1992 đến 14/6/1992 tại Rio De Janeiro, tại Brazil là một chương trình hành
động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển. Khái niệm về phát triển
bền vững- một chủ đề chính của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển đã được
chấp thuận một cách rộng rãi. Cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
được hội tụ tại Nguyên tắc 4 của Tuyên bố Rio: “để đạt được sự phát triển bền vững, bảo vệ
môi trường phải là một phần không thể tách rời của quá trình phát triển và không thể tách biệt
khỏi quá trình đó”.
Mười năm sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 1992, năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh
thế giới về phát triển bền vững với sự tham gia của 109 vị nguyên thủ quốc gia và hơn 45.000
đại biểu của hơn 190 nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội,… đã diễn ra tại
Johannesburg, Nam Phi. Trong xu thế đã khẳng định, tại Hội nghị này, quan điểm về phát
9
triển bền vững được chú trọng với nội dung cụ thể là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu
và các nước nghèo trên thế giới, xoá bỏ nghèo đói, nhưng không làm ảnh hưởng đến môi sinh.
Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bố chính trị Johannesburg 2002 và Kế
hoạch thực hiện. Hai văn kiện này khẳng định sự cấp thiết phải thực hiện phát triển kinh tế
trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội ở tất cả các
quốc gia, khu vực và toàn cầu. Bảo vệ và quản lý cơ sở tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát
triển kinh tế- xã hội là một nội dung quan trọng trong Kế hoạch thực hiện, đây là tiền đề và
nền tảng bảo đảm sự phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề môi
trường, ngay sau Tuyên bố Rio, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993;
sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường. Ngày 26 tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số
36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; Đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó
nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong đường lối, chủ
trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan
trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước”; “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản
của phát triển bền vững, . Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi
nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
(2001 - 2010) và Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2001 - 2005) đã khẳng định “phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường,
bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng
sinh học”.
Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của
Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của
Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành; nhiều chương
trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước
đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành
xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Quả vậy, trong Báo cáo của Đoàn đại biểu
Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững - Phát triển bền vững ở
Việt Nam - Mười năm nhìn lại và con đường phía trước, đã nêu bật các thành tựu phát triển
kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, cũng như kế hoạch của Việt Nam trong thời gian sắp tới,
phản ánh kết quả thực hiện cam kết của Việt Nam khi tham dự các Hội nghị Thượng đỉnh và
các Diễn đàn quốc tế trong 10 năm qua.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như các văn kiện của Đảng đã đề
ra và thực hiện cam kết quốc tế, ngày 17 tháng 8 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trước đó, ngày 02 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược
Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; tháng 5 năm 2002
đã ban hành Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Với những mục tiêu,
nội dung, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong các văn bản này, thì đây thực sự là kim chỉ
nam để thực hiện phát triển bền vững nước ta trong những năm đầu của thế kỷ 21.
Chương trình nghị sự 21 của nước ta đã đặt ra mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế
là “đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý”, về môi trường là “khai thác
10
hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý
và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học;
khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường”. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một
trong ba trụ cột của phát triển bền vững.
Quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường phải dựa trên quan điểm chung vì sự phát
triển và phồn vinh, sự bền vững của đất nước. Cần phải thống nhất quan điểm từ các phía
“bảo vệ môi trường phải vì phát triển, thúc đẩy phát triển” và ngược lại phải khắc phục tư
tưởng “chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà ít quan tâm hoặc coi nhẹ vấn đề tài nguyên và môi
trường”. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững phải được đi vào cuộc sống, phải là
phương châm hành động của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; phải từ khâu hoạch định chính
sách, chiến lược đến tổ chức thực hiện, trong cả đầu tư cơ sở hạ tầng đến kinh doanh, phát
triển. Điều đó sẽ giúp chúng ta cùng nhau thực hiện thành công mục tiêu của Định hướng phát
triển bền vững ở Việt Nam.
Câu hỏi ôn tập chương 1.
1. Khái niệm và các thành phần của môi trường.
2. Cấu trúc, phân loại và chức năng của môi trường
3. Khái niệm về phát triển
4. Một số chỉ thị về phát triển
5. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
11
Chương 2
DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Các thông số cơ bản của dân số học
Các thông số cơ bản của dân số học là tỷ lệ sinh (birth rate, natality), tỷ lệ tử (death
rate, mortality) và tỷ lệ tăng dân số (growth rate).
1. Tỷ lệ sinh: là số lượng con sinh ra trên 1000 người dân trong 1 năm. Số con thì tính
cho cả năm, còn dân số thì lấy số liệu vào giữa năm tính.
2. Tỷ lệ tử: là số người chết tính trên 1000 người dân trong 1 năm.
3. Tỷ lệ tăng dân số: là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử (r = b - d). Lưu ý rằng tỷ lệ
tăng dân số r tính trên 1000 người dân. Các nhà dân số học còn dùng một thuật ngữ khác mà
ta cần tránh nhầm lẫn là % tăng dân số hàng năm. Nó được tính là số lượng dân gia tăng hàng
năm trên 100 người dân.
Đánh giá mức gia tăng dân số thế giới vào những năm 1970 có tỷ lệ sinh là 32/1000
người dân năm; tỷ lệ tử là 13/1000 người dân năm, như thế tỷ lệ tăng dân số tương ứng là (32-
13)/1000 hay 19/1000 người dân/năm tức là 1,9%/năm.
Có một mối tương quan giữa phần trăm tăng dân số hàng năm và thời gian tăng gấp
đôi dân số.
Bảng 2.1. Mối tương quan giữa % tăng dân số hàng năm và thời gian tăng gấp đôi dân số.
Phần trăm tăng dân số Thời gian tăng gấp đôi dân số
0,5 140
0,8 87
1,0 70
2,0 35
3,0 23
4,0 17
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, thời gian tăng gấp đôi dân số thực tế thường
nhanh hơn so với lý thuyết. Điều này do các cá thể sau khi được sinh ra, sau đó sẽ tham gia
vào quá trình sinh sản, vì vậy làm cho thời gian gấp đôi dân số tăng nhanh lên.
Các tỷ lệ sinh, tử như đã nói ở trên đây được các nhà dân số học gọi là tỷ lệ sinh, tử
thô (crude birth rate, crude death rate). Gọi là thô vì nó không thông tin gì về sự khác nhau
giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ sinh, tử thô rất dễ thu thập từ các thống kê dân số học. Mặc dù vẫn
được sử dụng nhưng dùng nó để phân tích dễ bỏ qua nhiều điều quan trọng. Do vậy, các nhà
dân số học đưa thêm một số chỉ số nữa đó là:
+ Tỷ lệ sinh sản chung GFR (General Fertility Rate): thông số này chỉ số lượng
con đẻ ra của 1.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 - 44, tức là nhóm tuổi sinh đẻ của nữ giới. Chỉ số
này phản ảnh cụ thể và rõ ràng hơn về mức độ gia tăng dân số. Trung bình một phụ nữ ở
Châu Âu chỉ có 1 đến 2 con, ở Châu Á 4 - 5 con, còn ở Châu Phi và Mỹ La tinh có đến 6 - 8
con.
Một dân số ổn định là một dân số khi tỷ lệ sinh, tử và thành phần tuổi không thay đổi
với thời gian. Dân số này vẫn có thể tăng, giảm hoặc giữ nguyên số lượng hay đứng yên.
Muốn cho dân số đứng yên thì tỷ lệ sinh bằng tỷ lệ tử. Trường hợp này còn được gọi là dân số
tăng trưởng không ZPG (Zero Population Growth).
12
+ Tỷ lệ sinh sản nguyên NRR (Net Reproduction Rate): là số con gái do một phụ
nữ (hay nhóm phụ nữ) sinh ra trong suốt đời sống của mình. Nếu NRR > 1 thì dân số ấy đang
tăng, và ngược lại nếu NRR <1 thì dân số ấy đang giảm. Còn khi NRR = 1 thì dân số ấy đứng
yên.
+ Tỷ lệ sinh sản tổng cộng, Tổng tỷ suất sinh TFR (Total Fertility Rate): số con
sinh ra tính cho một phụ nữ (một cặp vợ chồng). Trong qui hoạch dân số, muốn cho dân số
dừng cần phải làm cho NRR = 1 hay TFR = 2.
II. Cấu trúc dân số và tháp tuổi
Cho đến nay, chúng ta mới chỉ đề cập đến số lượng người dân trên thế giới hay ở từng
nước mà chưa để ý đến cấu trúc thành phần nội tại của số dân ấy: thành phần tuổi và tỷ lệ giới
tính của dân số. Chính những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến biến động dân số.
Mặt khác, dân số thể hiện tương quan giữa số dân ở các lớp tuổi khác nhau của dân số,
ta gọi là tháp tuổi (Hình 2.1.).
Hình 2.1. Tháp dân số Việt Nam năm 2000
Hình dạng của tháp tuổi thể hiện cấu trúc thành phần tuổi của dân số. Nhìn tháp tuổi ta
có thể thấy xuất hiện thế biến động của dân số. Khi phân tích tháp tuổi ta chú ý đến 3 nhóm
tuổi: tuổi dưới 15 là tiềm năng của dân số trong tương lai gần, tuổi 15 - 64 là nhóm sinh đẻ
của dân số, tuổi trên 65 là số người già không lao động, phụ thuộc vào xã hội. Ở các nước
kém phát triển, số dân dưới 15 tuổi chiếm 1 tỷ lệ lớn gợi cho ta một sự bùng nổ dân số trong
thời gian sắp tới.
III. Sự gia tăng dân số thế giới
Các số liệu thống kê chỉ mới có được từ năm 1650 nên các ước tính về dân số và sự
biến động của nó ở thời gian trước đó chỉ là trên cơ sở suy luận. Nếu suy diễn từ số liệu mật
độ dân của các bộ lạc nguyên thuỷ còn sống đến ngày nay thì vào năm 8000 trước công
nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 5 triệu người.
Kể từ thời đó đến nay, khi đã có những số liệu thống kê đầu tiên (thế kỷ XVIII), ta đã
ước tính được sự biến động dân số trong thời gian này. Phương pháp tính là suy luận từ số
liệu thu được ở các cộng đồng dân cư nông nghiệp hiện nay và các dẫn liệu về khảo cổ học.
Phép tính cho ta dân số vào đầu công nguyên ước khoảng 200 - 300 triệu người. Dân số năm
1650 ước khoảng 500 triệu người. Số dân này tăng gấp đôi thành 1 tỷ vào năm 1850, sau đó
tăng gấp đôi lần nữa thành 2 tỷ vào khoảng năm 1930 và 4 tỷ vào năm 1975 (Bảng 2.2.).
13
Bảng 2.2. Thời gian tăng gấp đôi dân số thế giới
Thời gian Dân số thế giới Thời gian tăng gấp đôi (năm)
8000 B.C. 5 triệu
1650 A.D. 500 triệu
1850 A.D. 1 tỷ
1930 A.D. 2 tỷ
1975 A.D. 4 tỷ
Cần lưu ý rằng không chỉ là dân số tăng mà cả "chỉ số gia tăng" của dân số cũng tăng.
Một cách để hiểu ý nghĩa của chỉ số gia tăng dân số là thông qua khoảng thời gian mà dân số
tăng gấp đôi.
Theo như diễn giải ở trên, với dân số là 5 triệu người vào năm 8000 trước công
nguyên và 500 triệu người vào năm 1650 tức là tăng 100 lần (khoảng 6-7 lần tăng gấp đôi)
trong khoảng 9.000 -10.000 năm:
Số lần dân số gấp đôi theo thời gian như sau:
Dân số 5 10 20 40 80 160 320 640 . (triệu)
Lần gấp đôi 1 2 3 4 5 6 7
(Từ 5 triệu lên 10 triệu là lần gấp đôi thứ nhất, từ 10 triệu lên 20 triệu là lần gấp đôi
thứ hai .)
Như vậy, thời gian để tăng gấp đôi dân số trung bình là 1500 năm. Tiếp theo dân số
tăng gấp đôi từ 500 triệu đến 1 tỷ mất 200 năm; từ 1 tỷ lên 2 tỷ mất 80 năm và từ 2 tỷ lên 4 tỷ
mất 45 năm. Số dân 4 tỷ được ghi nhận vào năm 1975. Tính theo chỉ số gia tăng dân số vào
năm 1970 thì thời gian tăng gấp đôi lúc ấy được tính là 36 năm. Với suy diễn như vậy thì trái
đất sẽ có 8 tỷ vào năm 2010.
Phương pháp dự báo theo kiểu qui nạp như trên không tính đến vai trò tích cực của
loài người trong vấn đề điều chỉnh sự gia tăng dân số. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới,
tốc độ tăng tuyệt đối của dân số thế giới giảm từ 1,9% vào những năm 1970 đến 1,7% vào
những năm 1990 và khoảng 1% năm 2030. Theo các số liệu khác nhau về tốc độ tăng trưởng
dân số thế giới, dân số thế giới vào năm 2050 sẽ có các giá trị: Tốc độ tăng trung bình 1,7%
dân số thế giới là 14 tỷ; tốc độ tăng trung bình 1% dân số thế giới là 10 tỷ, và nếu tốc độ tăng
trung bình 0,5% dân số thế giới sẽ là 7,7 tỷ.
1. Giai đoạn từ khởi thuỷ đến cuộc cách mạng nông nghiệp (7000 – 5500 BC)
Tổ tiên loài người xuất hiện vài triệu năm trước đây ước tính khoảng 125.000 người
và tập trung sống ở nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Châu Phi. Ngay từ khi ấy, tổ tiên của
chúng ta đã có một nền văn hoá "sáng tạo" được gọi là "cách mạng văn hóa" thời nguyên
thuỷ, truyền từ đời trước đến đời sau. Thời kỳ này, văn hoá được truyền miệng từ người già
đến người trẻ trong các bộ lạc. Nội dung gồm cách săn bắt, hái lượm, chế biến thức ăn, quy
ước xã hội, cách xác định kẻ thù, . Do có một nền văn hoá như vậy nên đã có thể phân biệt
loài người với loài vật. Sự tiến hoá của loài người gắn liền với sự phát triển của não bộ. Não
bộ phát triển vừa là kết quả, vừa là động lực cho sự phát triển văn hoá xã hội tiếp theo. Sự tiến
hoá não bộ như vậy diễn ra cho đến khoảng 200.000 năm trước đây khi xuất hiện các cá thể
mới khác hẳn về chất của cùng loài mà ta gọi là người "khôn ngoan" Homo sapiens. Não bộ
của người khéo tay Homo sabilis chỉ có khoảng 500 cm
2
còn của người "khôn ngoan" lên đến
khoảng 1300 cm
2
.
1500
200
80
45
14
Sự tiến hoá về văn hoá đã có một số tác động phụ tới sự gia tăng dân số. Dân số thời
kỳ này có tỷ lệ sinh khoảng 40/1000-60/1000. Tiến bộ về văn hoá làm giảm nhiều tỷ lệ tử. Tỷ
lệ tử dưới mức tỷ lệ sinh một chút và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ này được tính là 0,0004%.
2. Giai đoạn cách mạng nông nghiệp (từ năm 7000 - 5500 trước công nguyên đến năm
1650)
Hậu quả của cách mạng văn hoá đối với dân số trái đất là không đáng kể nếu đem so
sánh với thành quả mà sau này do cuộc cách mạng nông nghiệp đem lại. Chưa thể xác định rõ
là bắt đầu khi nào thì những người Homo sapiens hỗ trợ các hoạt động săn bắt và hái lượm
bằng hoạt động canh tác nông nghiệp. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy canh nông đã xuất
hiện vào khoảng 7000 - 5500 năm trước Công nguyên ở vùng Trung Đông tức là Iran, Irắc
ngày nay. Đây thực sự là bước ngoặt quyết định đến lịch sử tiến hoá của nhân loại. Kết quả
của nó là tỷ lệ sinh tăng lên trong khi tỷ lệ tử giảm đi. Lập luận có lý ở đây là do tự túc được
lương thực, thực phẩm, nguồn dinh dưỡng phong phú hơn, tỷ lệ sinh tăng sau đó là việc sản
xuất được lương thực tại chỗ đã cho phép con người định cư tại một nơi. Con người đã có dự
trữ thức ăn vào kho để dùng lâu dài. Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nông có khả năng
nuôi sống không chỉ gia đình mình. Các thành viên của cộng đồng chuyển sang các hoạt động
khác. Mức sống được cải thiện đã thúc đẩy gia tăng dân số. Sự phân hoá về mặt chính trị và
xã hội của cộng đồng xuất hiện. Tuổi thọ của con người ở giai đoạn này cao hơn so với giai
đoạn trước (giai đoạn nguyên thuỷ tuổi thọ ước tính khoảng 25 - 30 tuổi).
Vào cuối giai đoạn cách mạng nông nghiệp, sự gia tăng dân số không được tiếp diễn
liên tục như trước, có lúc tăng, có lúc giảm, nhưng nhìn chung vẫn là tăng. Nền văn minh
nhân loại lúc tiến triển, lúc lại tụt hậu, suy thoái; thời tiết lúc thuận lợi, lúc khó khăn, mất mùa
rồi dịch bệnh, chiến tranh, . tất cả đều là các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến dân
số.
3. Sự gia tăng dân số vào giai đoạn tiền công nghiệp (1650 - 1850)
Giữa thế kỷ XVII là một giai đoạn ổn định và hòa bình sau chế độ kinh tế phong kiến.
Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu thì cuộc cách mạng thương mại cũng đang
trở thành động lực chính. Nó đã phát triển nhanh chóng ở thế kỷ XVIII. Giá nông sản tăng và
nhu cầu cung cấp cho các thành phố tăng đã làm cho nông nghiệp càng phát triển. Hàng loạt
cây, con, nuôi trồng đã xuất hiện. Trồng trọt và chăn nuôi đã phát triển, nạn đói bị đẩy lùi,
dịch bệnh ít xảy ra. Kết quả là dân số trên thế giới trước hết là Châu Âu tăng vọt. Thêm vào
đó là sự kiện khám phá Tây Bán Cầu. Năm 1500 tỷ lệ đất canh tác ở Châu Âu là 10
người/km
2
thì nay cộng gộp cả Tây Bán Cầu, con số đó là 2 người/km
2
. Diện tích đất đai
không còn hạn chế, nhiều quốc gia và dân tộc trở nên giàu có, dân số tăng nhanh. Nhờ khai
phá Tây Bán Cầu, có 2 giống cây trồng mới có sản lượng cao là ngô và khoai tây.
4. Sự chuyển tiếp dân số
Sự chuyển tiếp dân số là quá trình chuyển đổi dân số của một số quốc gia từ việc có tỷ
lệ sinh và tỷ lệ tử cao sang tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử thấp. Sự chuyển tiếp dân số khác nhau ở các
quốc gia khác nhau theo thời gian bắt đầu và thời gian thực hiện quá trình chuyển tiếp. Trong
các nước phát triển, quá trình kéo dài hơn 150 năm, bắt đầu từ thế kỷ 18 và tiếp tục cho đến
ngày nay. Đối với các nước kém phát triển, quá trình này bắt đầu chậm hơn vào những năm
đầu của thế kỷ 20 và nhanh hơn nhờ những cải thiện về chăm sóc sức khoẻ và y tế trong
những năm gần đây, làm giảm tỷ lệ tử, đặc biệt đối với trẻ em sơ sinh và gia tăng tuổi thọ.
Nhìn chung, quá trình chuyển tiếp dân số bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, các quốc gia
phương Tây có tỷ lệ sinh và tử cao. Tỷ lệ sinh cao do nhu cầu đông con để lao động trong các
nông trại, còn tỷ lệ tử cao do bệnh tật và thiếu vệ sinh. Do tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử cũng cao
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)