LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin mới": http://123doc.vn/document/1051945-nhung-nguyen-nhan-dan-den-viec-phat-trien-he-thong-thong-tin-moi.htm
g) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khách
hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền phát mại tài sản
bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của Pháp luật.
- Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập;
thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát
triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo
quy định.
- Ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực liên
quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho
khách hàng theo quy định của Pháp luật, các hoạt động khác theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ.
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 5.000 tỷ đồng (Ngày 30 tháng
03 năm 2007 được điều chỉnh lên 10.000 tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện
có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tùy thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ
thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
1.4. Sự khác biệt của Ngân hàng Phát triển so với các Ngân hàng
Thương mại và Ngân hàng Chính sách xã hội
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đich lợi
nhuận như các Ngân hàng Thương mại (không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng
đầu). Hoạt động của Ngân hàng Phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ,
Ngành và cơ quan Chính phủ nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược
về phát triển kinh tế xã hội, còn các Ngân hàng Thương mại không quá chú
trọng vấn đề này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
Quy mô các khoản cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt nam lớn hơn
với thời hạn dài hơn so với các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Chính
sách xã hội. Một khoản vay dành cho dự án trọng điểm có thể kể đến ở đây đó
là khoản vay dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ
USD, trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước chiếm tỷ trọng 40%
tương đương 1 tỷ USD. Mặt khác, Ngân hàng phát triển còn được Chính phủ
bảo đảm khả năng thanh toán trong khi các Ngân hàng Thương mại không có
yếu tố này.
Đối tượng cho vay giới hạn trong một số ngành, lĩnh vực, trong đó chủ
yếu là lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, trong khi các Ngân hàng Thương mại
không bị giới hạn đối tượng, lĩnh vực hoạt động tín dụng, còn Ngân hàng Chính
sách xã hội tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình vùng nông thôn, vùng sâu
vùng xa nhằm xóa đói, giảm nghèo; quy mô tín dụng nhỏ, mục đích chủ yếu là
giải quyết các vấn đề xã hội thông qua các hoạt động cho vay hộ gia đình, sinh
viên, người nghèo,…
Dịch vụ của các Ngân hàng Thương mại đa dạng hơn dịch vụ của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển
Ngân hàng Phát triển hoạt động dựa trên các nguyên tắc quản lý tài chính
sau:
- Ngân hàng Phát triển hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài
chính; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động
tín dụng.
- Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
- Ngân hàng Phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán;
được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đối với hoạt động
tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; các hoạt động khác
phải nộp thuế theo quy định của Pháp luật.
- Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải
đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không
phải trả lãi hoặc lãi suất thấp. Ngân hàng Phát triển không được huy động tiền
gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các cá nhân.
- Ngân hàng Phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi
suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước.
- Ngân hàng Phát triển phải thực hiện công khai tài chính theo quy định
của Pháp luật.
1.6. Các quy định trong quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam
1.6.1. Các nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển khá đa dạng, các nguồn vốn này
bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu:
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;
Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển.
- Vốn huy động:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh, trái phiếu của Ngân hàng Phát triển và kỳ phiếu, chừng chỉ tiền gửi theo
quy định của Pháp luật;
Vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt
nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước;
Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.
- Các khoản vốn khác gồm:
Vốn ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư;
Vốn ODA được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại;
Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước;
Vốn nhận ủy thác giải ngân cho các dự án và thu hồi nợ của khách
hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa
Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác;
Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ
chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các
hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước;
Vốn do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng
đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ;
Các nguồn vốn khác theo quy định của Pháp luật.
1.6.2. Một số nguyên tắc về quản lý nguồn vốn huy động
Công tác huy động vốn tại các chi nhánh đảm bảo nguyên tắc an toàn,
hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Nguồn vốn các chi nhánh được phép huy động là vốn tạm thời nhàn rỗi,
tiền gửi, vốn khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
hợp pháp khác của các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính – tín dụng, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn và một số nguồn vốn khác.
Đồng tiền huy động là đồng Việt Nam và các ngoại tệ tự do chuyển đổi
hoặc ngoại tệ do bên ủy thác yêu cầu.
Các Chi nhánh huy động vốn thông qua hình thức mở tài khoản tiền gửi,
ký kết hợp đồng tiền gửi hoặc ký kết hợp đồng vay vốn.
Lãi suất huy động vốn là lãi suất được quy định tại thông báo lãi suất của
Ngân hàng Phát triển Việt nam. Đối với từng khoản vốn huy động theo kỳ hạn
cụ thể, lãi suất huy động vốn được giữ cố định trong suốt kỳ hạn, trừ trường hợp
khách hàng rút vốn trước hạn hoặc đến hạn khách hàng không rút vốn.
Kỳ hạn huy động vốn được xác định theo thông báo của Ngân hàng Phát
triển trong từng thời kỳ.
1.7. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Tính đến năm 30/04/2007, Ngân hàng Phát triển đã cho vay đầu tư bằng
vốn trong nước hơn 5.900 dự án với tổng số vốn theo hợp động tín dụng đã ký
hơn 191.000 tỷ đồng, trong đó trên 90 dự án nhóm A với tổng số vốn cam kết là
97.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ vốn trong nước của Ngân hàng đạt hơn 46.000 tỷ
đồng. Bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư, các dự án đặc biệt quan trọng của đất
nước đang được tích cực triển khai như: Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các nhà máy đóng tàu
biển, Đồng thời, tỷ trọng cho vay trong ngành công nghiệp và xây dựng đã
tăng từ 43% năm 2001 lên 81% năm 2006.
Số dự án ODA cho vay lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện đang
quản lý trên 320 dự án với tổng số vay theo hợp đồng tín dụng đã ký tương
đương hơn 6.600 triệu USD, dư nợ đến nay gần 45.000 tỷ đồng. Nhiều công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
trình đầu tư bằng nguồn vốn này đã hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần tăng
trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh tín dụng đầu tư, hoạt động tín dụng xuất khẩu cũng được đẩy
mạnh với tổng số vốn hỗ trợ cho hơn 2.400 doanh nghiệp để thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu gần 40.000 tỷ đồng.
Cùng với vị thế là nhà tài trợ vốn dài hạn lớn trong hệ thống các tổ chức
tài chính – ngân hàng trong nước với tổng số vốn đầu tư bình quân giai đoạn
2000 – 2005 chiếm khoảng 6,5% tổng số vốn đầu tư toàn nền kinh tế, Ngân
hàng Phát triển cũng là tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ lớn thứ hai sau
Kho bạc Nhà nước với mục đích cụ thể là tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát
triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.
Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp cho các dự án, nguồn vốn tín dụng của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam còn được sử dụng với vai trò như lượng “vốn mồi”
kích thích hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài
chính – tín dụng khác, kích thích đầu tư phát triển sản xuất của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.8. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Với định hướng chiến lược đến năm 2020 là “An toàn hiệu quả - Hội
nhập quốc tế - Phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng
chuyên nghiệp, góp phần đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, Ngân
hàng Phát triển tập trung vào một số định hướng cơ bản sau:
- Tiếp tục hỗ trợ các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm
chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành,
vùng, sản phẩm; tập trung vào một số ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế
cạnh tranh, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các vùng miền khó khăn mà Ngân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
sách Nhà nước không đủ khả năng hỗ trợ, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu
tư không muốn tài trợ vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, tính rủi ro
cao,
- Tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý cho vay lại các dự án
vay vốn ODA cho vay lại theo ủy quyền Chính phủ; mở rộng hình thức ủy
quyền cho Ngân hàng Phát triển theo nguyên tắc nâng cao trách nhiệm trong
việc tự chịu trách nhiệm thẩm định, quyết định cho vay, hoàn trả vốn vay, tự
chiu rủi ro tín dụng,
- Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu
đầu tư phát triển, đặc biệt chú trọng các nguồn vốn trung và dài hạn; cân đối sử
dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh huy động vốn thông qua hình
thức phát hành trái phiếu, góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính
Việt Nam.
- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý theo hướng từng bước tự chủ và tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao. Song song với việc hoàn chỉnh cơ chế, Ngân hàng Phát triển cần cơ
cấu lại tổ chức và hoạt động, cơ cấu lại tài chính với mục tiêu tăng cường tính
minh bạch nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế,
xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
- Xây dựng hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại, ứng dụng công nghê
thông tin phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, tập trung xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực, thu hút và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực,
phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng chuyên nghiệp và hiện đại.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
2. Thông tin chung về đề tài
2.1. Tên đề tài
Đề tài được thực hiện có tên đầy đủ là:
“Tin học hóa quản lý nguồn vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam”
2.2. Mục đích và sự cần thiết của đề tài
Tuy là Ngân hàng có vốn điều lệ lớn song hiện nay việc quản lý nguồn
vốn của Ngân hàng Phát triển mới dừng lại ở việc bước đầu tin học hóa. Số liệu
lưu trữ chủ yếu trên giấy tờ dẫn đến thiếu đồng bộ, kém cập nhật, khả năng tìm
kiếm thấp.
Đề tài “Tin học hóa quản lý nguồn vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam” được thực hiện nhằm mục đích tin học hóa công tác quản lý nguồn
vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đề tài có thể được ứng dụng tại Ban
nguồn vốn của Ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao hơn đối với Ban
nguồn vốn nói riêng cũng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung.
Mục đích trên thể hiện cụ thể ở những chức năng mà chương trình thực
hiện.
Đề tài được xây dựng nhằm tin học hóa công tác quản lý nguồn vốn tín
dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đưa công việc này trở nên đồng bộ,
thống nhất và khoa học.
Với định hướng như vậy, đề tài được xây dựng nhằm thực hiện chức
năng cụ thể như sau:
- Quản lý việc huy động vốn: thông tin lãi suất huy động, thông tin khách
hàng, huy động vốn bằng VND.
- Theo dõi quá trình điều chuyển vốn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
Những chức năng trên sẽ được cụ thể và chi tiết hóa hơn nữa trong ứng
dụng phần mềm với hy vọng rằng phần mềm có thể được sử dụng và đem lại lợi
ích thực sự cho công tác quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Tổng quan về hệ thống thông tin trong một tổ chức
1.1. Định nghĩa hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin được định nghĩa thông qua các bộ phận cấu thành và
chức năng của chúng. Đó là một tập hợp bao gồm con người, thiết bị phần cứng,
phần mềm, dữ liệu,… Song những bộ phận này không tách rời mà hợp chung với
nhau trong một môi trường để cùng thực hiện các nhiệm vụ:
- Thu thập thông tin
- Lưu trữ thông tin
- Xử lý thông tin
- Phân phối thông tin
Hình 2.1: Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kho dữ liệu
Xử lý, lưu trữ
Thu thập Phân phát
Nguồn Đích
Hệ
thốn
g
thôn
g tin
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét