Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh": http://123doc.vn/document/1052897-the-gioi-nghe-thuat-tho-huu-thinh.htm



giãi bày, chia sẻ tâm tình” [130, 24]. Và một đặc điểm đáng lưu tâm nữa, “nhân vật đối
thoại trong thơ Hữu Thỉnh phần nhiều là vắng mặt trong cuộc thoại, cách trở không gian,
có khi cách trở âm dương, nhưng lại hiện ra rõ nét trong tâm tưởng và hình dung của
nhà thơ” [130, 24].
Biểu hiện cụ thể của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh cũng được khám phá
đúng mực. Theo đó, “con người tâm sự nhìn vào mọi vật đều thấy có tâm sự” [130, 25]
và điều này được đảm bảo bằng một suối nguồn sức mạnh lí tưởng của chủ thể:“thường
đồng nhất suy tư của mình với những vui buồn, ấm lạnh của thế giới xung quanh, và
nhiều khi nó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm tình, thể hiện tư tưởng “đồng hóa thế giới””
[130, 26]. Đây cũng là lời giải thích hợp lí cho việc “không e ngại bộc lộ những tình cảm
riêng tư, đời thường ngay cả trong thơ về chiến tranh” [130, 29]. Nhưng có lẽ điều khiến
suy nghĩ chúng ta dừng lại lâu hơn ở sự ngẫm nghĩ về nét đặc trưng của con người tâm sự
trong thơ Hữu Thỉnh không phải là những đặc điểm nêu trên. Và theo Nguyễn Nguyên
Tản, nét khu biệt này là “cái riêng tư đôi khi lại trổi lên” một cách mạnh mẽ rõ rệt so với
những đồng nghiệp đương thời bởi lẽ “theo quan niệm của Hữu Thỉnh, cá nhân là chủ
thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởi từng cá nhân,
từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dân tộc không thể nào trọn
vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [130, 32].
Ở chiều kích thứ hai con người đồng cảm trong thơ Hữu Thỉnh đã “hóa thân sâu
sắc vào các “nhân vật trữ tình nhập vai”, diễn tả một cách xúc động và tinh tế thế giới
tâm hồn của chúng trong từng cảnh ngộ cụ thể” [130, 34]. Và nét đặc sắc nhất trong cách
thể hiện của Hữu Thỉnh chính là những nét vẽ thành hình của chiều sâu tâm lí, tình cảm:
“Nhà thơ đồng cảm da diết đến cháy lòng với con người ở mọi chiều cảm xúc, nỗi niềm
hạnh phúc và khổ đau, nhẫn nại hi sinh mà chứa chan hy vọng, nhưng chủ yếu là sự đồng
cảm với nỗi đau thương bất hạnh, thiệt thòi, hi sinh” [130, 34].
Thứ hai: Con người tình nghĩa.
Con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang tấm lòng thơm thảo với quê
hương và hiếu nghĩa với mẹ. Đó cũng là con người của sự biết ơn sâu sắc trước tình
thương lớn lao từ hậu phương, từ sự sẻ chia đùm bọc của các đồng nơi chiến trường. Mọi

vật của quê hương (con suối, bờ tre, cánh rừng, ngôi nhà, bầu trời, ngọn lửa…) đều trở
thành đối tượng để nhà thơ bộc bạch tiếng nói tri ân.
Sở hữu một tấm lòng trắc ẩn luôn tồn tại dưới dạng thức sẵn sàng rung động một
cách mãnh liệt trước những éo le của đời sống cũng là một khía cạnh vô cùng quan trọng
của con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh (những ai vắng mặt trên đời khi chưa kịp
ăn bữa cơm cuối cùng, những người vợ có chồng hi sinh ngoài biển, giờ bước thêm bước
nữa, những người vượt biên, xác để lại giữa biển khơi,…).
Thứ đến là những nỗi niềm nhớ thương vời vợi của con người tình nghĩa. Thơ Hữu
Thỉnh có sự hiện hữu một tần số cao của các từ “nhớ thương” trong tất cả các thể loại,
trường ca cũng như thơ ngắn.
Thứ ba: Con người cô đơn.
Trong phần này tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự hình
thành con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên
nhân chủ quan: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện trên cái nền chung ấy,
nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn.
Bởi như đã nêu ở trên, anh là người của khát vọng được đồng cảm, cháy bỏng, da diết,
bức xúc” [130, 53]. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những biểu hiện cụ thể của con
người này trong thơ Hữu Thỉnh (chủ yếu là trường ca Biển và tập Thư mùa đông). Sự góp
mặt ở tần số cao của cảm giác này trong mảng thơ tình Hữu Thỉnh cũng được tác giả chú
ý phân tích ở hầu hết các vết xước dễ nhận diện của nó. Nhưng quan trọng hơn, người
viết đã tựa vào đặc điểm này để làm đòn bẩy cho một sự giải thích mang tính chất nhân
quả: chính sự cô đơn dày đặc đã thai nghén và chỉ huy sở thích ưa triết lí của thơ Hữu
Thỉnh.
Trong chương tiếp theo, Nguyễn Nguyên Tản trình bày những biểu hiện của không
gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh.
Về không gian nghệ thuật.
Trong phần này, tác giả khảo sát các dạng không gian nghệ thuật cụ thể như:
không gian con đường; không gian thiên nhiên, đất nước; không gian làng quê và một số
dạng không gian khác.

Thứ nhất: không gian con đường.
Nguyễn Nguyên Tản tiếp cận đối tượng của mình bằng cách chia nhỏ nó thành hai
dạng cơ bản: con đường trong thời chiến và trong thời bình.
Trong thời chiến không gian con đường trước hết là những con đường cụ thể trên
những nẻo trường xung trận của người lính. Đó có thể là con đường đầy chông gai, gian
khổ; nhưng cũng không vắng bóng niềm vui, những âm thanh rộn rã, những màu sắc rợn
ngợp hết lòng cổ vũ cho người chiến sĩ cách mạng. Một cách cụ thể, “con đường trong
trường ca Đường tới thành phố là con đường vận động có hướng của tập thể người lính”
[130, 72] để “trở thành biểu tượng khái quát cho bước trưởng thành của quân đội cách
mạng. Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng đường giải phóng
nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử” [130, 74].
Trong giai đoạn thời bình, không gian con đường cũng có những biểu hiện khá rõ
nét của nó. “Trong trường ca Biển có con đường từ đất liền đến các đảo xa. Con đường
mà người lính trải qua từ tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm, qua những năm tháng ở chiến trường
đánh Mỹ đến khi làm người lính đảo, mang ý nghĩa điển hình cho một thế hệ con người”
[130,78]. Còn “con đường trong Thư mùa đông là đường đời, con đường của nhà thơ
với tư cách một cá nhân – đi tìm người, tìm tri âm tri kỉ, tìm cái đẹp và cái thiện như mơ
ước và quan niệm của mình” [130, 78].
Tác giả còn chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản về chất của không gian con đường
trong hai giai đoạn sáng tác này: “So với con đường viết trong chiến tranh, con đường
trong thơ viết vào thời bình, tính chất cụ thể ít đi, tính ước lệ tăng lên” [130, 78].
Thứ hai: Không gian thiên nhiên, đất nước.
Theo Nguyễn Nguyên Tản, không gian thiên nhiên nổi bật nhất trong thơ Hữu
Thỉnh là không gian rừng và biển. Trong đó, việc nhân hóa không gian rừng núi Trường
Sơn là nét đặc trưng quan trọng nhất của dạng không gian này cũng như tính ước lệ,
tượng trưng là trái tim của dạng không gian biển.
Thứ ba: Không gian làng quê.
Tiếp thu một số ý kiến nhận xét về không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh,
Nguyễn Nguyễn Tản cũng cho rằng nét đặc trưng dễ nhận biết nhất của không gian làng

quê trong thơ Hữu Thỉnh là những yếu tố mang đậm màu sắc của hồn quê đồng bằng
trung du Bắc Bộ (từ khung cảnh thiên nhiên đến đồ vật, cây cối). Tác giả cũng chỉ ra
được mối liên đối âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả của dạng không gian này với các
dạng không gian khác như: chiến trường, hải đảo,…để chỉ ra những giá trị thiết thực của
chúng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề.
Bên cạnh ba dạng không gian chính yếu trên, người viết còn dẫn chúng ta lướt qua
một sô biểu tượng không gian khác như: hình tượng cỏ, gốc sim, đất đai, ngọn lửa.
Về thời gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật được tác giả mổ xẻ trên hai phương diện: trong thơ trữ tình –
sử thi và trong thơ trữ tình thế sự.
- Trong thơ trữ tình sử thi.
Vấn đề này được giải mã ở ba khía cạnh then chốt của nó: điểm nhìn trần thuật,
thời gian đồng hiện và nhịp độ trần thuật.
+ Điểm nhìn trần thuật.
Trên cơ sở phân tích và chứng minh cụ thể, tác giả đã đưa ra những mô hình
chung nhất của điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh và chốt lại những điểm nhấn
sinh động đó bằng một nhận xét mang tính kết luận: “Sự miêu tả, trần thuật trong thơ
Hữu Thỉnh có một điểm chung là bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm nhìn hiện tại (…).
Anh thường chọn một mốc thời gian nào đó của hiện tại rồi từ đó ngược dòng quá khứ
hồi tưởng và liên tưởng; thời gian quá khứ được tái hiện bao giờ cũng được quy kết về
cái mốc hiện tại đó. Từ cái mốc đã cắm anh tiếp tục triển khai “cái hiện tại tiếp diễn”
cho đến đích của sự kiện” [130, 100].
+ Thời gian đồng hiện: “Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp
chính trong miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu Thỉnh” [130,104].
Và “trong sự kết hợp giữa quá khứ hiện tại và tương lai nhìn chung ở các trường ca
Hữu Thỉnh, thời gian hiện tại thường chiếm vị trí ưu tiên, nhưng không phải là cái hiện
tại đứng yên mà là hiện tại đang vận động” [130, 108].

+ Nhịp độ trần thuật. Trong phần này, tác giả chỉ ra các cách thức cơ bản tạo nên
nhịp độ trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh: sự phối hợp giữa các thành phần trần thuật, sự
luân phiên, phối xen các sự kiện cũng như các đoạn tả cảnh, tả tình, hồi tưởng…
- Trong thơ trữ tình thế sự.
Đặc điểm đáng lưu tâm nhất của thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình thế sự của
Hữu Thỉnh là thước đo âm bản cho những nỗi thảng thốt lo ngại không ngừng trước sự
hủy hoại của các giá trị, là sự ngưng trệ trong cảm giác trước những nỗi đau muôn thuở
của con người, là sự nhanh chân trong toan tính để đưa con người tiến gần hơn đến bến
bờ tuyệt vọng.
Trong chương bốn, tác giả chuyên luận trình bày những đặc điểm cơ bản về thi
pháp kết cấu và ngôn từ nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh.
- Thi pháp kết cấu chia thành hai phần nhỏ: kết cấu trường ca và kết cấu thơ trữ
tình.
Về kết cấu của trường ca.
Người viết đã cố gắng nêu lên những đặc điểm cơ bản về mặt kết cấu của trường
ca Hữu Thỉnh và khá thành công với kết quả thu được của mình. Theo tác giả, phép liên
tưởng như là một nguyên tắc kết cấu chủ yếu nhất trong trường ca Hữu Thỉnh. Nhưng rõ
ràng đó không phải nhân vật duy nhất ta bắt gặp trong vở tuồng sinh động này. Bởi lẽ
nhà thơ còn kết hợp nó với các thủ pháp khác như: kết cấu theo chủ đề và tư tưởng chủ
đề (chẳng hạn trường ca Sức bền của đất), theo thời gian - không gian (Đường tới thành
phố), theo lịch trình nhân vật, theo chuỗi liên tưởng ( đây là dạng kết cấu “phổ biến và
nổi bật nhất trong các trường ca của Hữu Thỉnh” [130, 127]).
Về kết cấu của thơ trữ tình.
Theo Nguyễn Nguyên Tản, các bài thơ ngắn trong Tiếng hát trong rừng và Thư
mùa đông “có kết cấu thật đa dạng, tuy nhiên có thể quy về 6 kiểu kết cấu: kết cấu theo
bằng liên tưởng kết hợp với kết cấu theo thời gian và không gian, kết cấu theo logic quy
nạp, kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu theo thời gian, kết cấu đối xứng – tương phản,
kết cấu theo lối trùng điệp ý” [130, 131]. Trong đó, các bài thơ thuộc Tiếng hát trong

rừng được biết đến như những bài thơ có dạng kết cấu giản dị hơn so với phần còn lại
của sự so sánh.
- Ngôn từ nghệ thuật. Ở phần này tác giả nghiên cứu các phương diện:
phương thức tạo hình, gợi cảm và phương thức nhạc điệu.
+ Phương thức tạo hình gợi cảm.
Thứ nhất: về mặt từ ngữ. Trong phần này tác giả đã đi sâu vào việc phân tích một
cách cụ thể những biểu hiện của ngôn ngữ dân dã, đời thường trong thơ Hữu Thỉnh và
xem đây như một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh.
Thứ hai: Các phương thức biểu hiện ngữ nghĩa. Ba phương thức được khơi sâu
nhất mà các con chữ trong phần này có trách nhiệm gánh lấy là: so sánh ẩn sụ và nhân
hóa. Và trong từng phương thức nghệ thuật, tác giả đã không tiếc công mô hình hóa thật
cụ thể những dạng thức nhỏ của từng loại cũng như không ngừng tạo dựng và củng cố ở
chúng ta cảm giác yên tâm và tin tưởng vào những điều mà tác giả đã trình bày. (Chẳng
hạn, có bốn dạng so sánh cơ bản trong thơ Hữu Thỉnh).
Theo Nguyễn Nguyên Tản, trong thơ ngắn của Hữu Thỉnh, so sánh và nhân hóa là
phương thức chủ yếu trong giai đoạn sáng tác trong chiến tranh; trong khi ngôi vị thống
ngự của nó trong giai đoạn sáng tác trong thời bình (Thư mùa đông) là phương thức ẩn
dụ. Trong biện pháp ẩn dụ, tác giả tìm hiểu ở các cấp độ: ẩn dụ cụm từ, ẩn dụ cấp độ
câu. Và trong ẩn dụ cấp độ câu, “ta thấy nổi lên tư tưởng đồng hóa thế giới nội tâm của
con người thông qua phương thức “ngoại giới hóa nội tâm và nội tâm hóa ngoại giới”
[130, 154]. Theo tác giả, đây chính là căn nguyên “đem đến cho thơ Hữu Thỉnh một
“chất xa lạ mê ly”, một thứ bùa mê đầy quyến rũ” [130, 155]. Bên cạnh đó, tác giả cũng
lưu ý một đặc điểm khá quan trọng khác về phương thức ẩn dụ trong thơ Hữu Thỉnh. Đó
là sự góp mặt của các điển cố: “Thơ Hữu Thỉnh chứa khá nhiều điển cố. Điều đặc biệt là
những điển cố mà thơ anh gợi ra không hề có tính bác học mà đậm chất dân dã, lấy từ
ca dao, tục ngữ, cổ tích của dân tộc” [130, 158].
+ Nhạc điệu. Tác giả giải quyết sức nặng của vấn đề bằng việc đào sâu các yếu tố:
nhịp điệu, tiết tấu, vần, sự trùng điệp và đối xứng trong ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Thể
thơ trong thơ Hữu Thỉnh khá đa dạng nhưng đặc trưng nhịp điệu thơ Hữu Thỉnh nằm ở

các bài thơ năm chữ, tám chữ và tự do. Vần trong thơ Hữu Thỉnh cũng khước từ những
khuôn khổ chật hẹp của thi luật, “anh không ngại sử dụng vần thông, thậm chí vần ép
(ép vận), nhiều trường hợp lặp lại nguyên cả tiếng có gieo vần” [130, 169]. Nhưng bất
chấp điều đó “nhạc tính trong thơ Hữu Thỉnh vẫn rất dồi dào do anh rất chú ý đến sự
hòa hòa thanh điệu, tiết tấu” [130, 169].
Bên cạnh công trình trên của Nguyễn Nguyên Tản, còn có một số công trình và bài
viết khác về nội dung hay nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh.
Thứ nhất: về phương diện nghệ thuật.
- Về giọng điệu:
Trong bài viết “Nhân đọc Từ chiến hào tới thành phố” [135], Đào Thái Tôn đã
đưa ra những đánh giá “sơ bộ” về thành công và hạn chế của tập thơ cùng tên của Hữu
Thỉnh. Tác giả của bài viết ngắn này đã có những nhận xét đáng chú ý về giọng điệu của
thơ Hữu Thỉnh: “…tôi đã thấy ở anh cái gì riêng trong giọng thơ, trong cách biểu hiện.
Một trong những cái riêng đó là sự vận dụng nhuần nhị chất liệu văn học và cách nói
của tục ngữ ca dao Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ” [135]. Ở một chỗ khác, Đào Thái Tôn
đã có cái nhìn khá sâu sắc: “Nếu Thanh Thảo trong trường ca của mình cho bạn đọc một
cách nói mới, thậm chí táo bạo trong thơ so với trước đó - một cách nói thông minh, sắc
sảo làm người đọc có cảm giác rằng khi anh viết anh nghĩ rồi mới cảm thì Hữu Thỉnh
dân dã đằm thắm mượt mà và thủ thỉ như quê mùa làm cho người đọc được cảm nhận ít
khi phải qua khâu nghĩ ngợi. Nếu Thanh Thảo hát bè cao thì Hữu Thỉnh hát bè trầm.”
[135].
Nguyễn Trọng Tạo cũng đọc lại “Thư mùa đông” qua bài viết “Hữu Thỉnh, thành
phố hồn quê” [131]. Trong bài viết khá ngắn này, Nguyễn Trọng Tạo đã có những nhận
xét đáng chú ý về phương diện giọng điệu. Và ông bắt mạch được “giọng” của Hữu
Thỉnh trong sự so sánh với Thanh Thảo: “Nếu như hồn thơ Thanh Thảo là những tia
chớp từ trên trời xuống thì hồn thơ Hữu Thỉnh là sự xum xuê của cây cối từ đất lên”
[131]. Và tác giả cũng cho rằng: “Chính cái giọng nhà quê ấy đã tạo nên thần sắc cho
thơ Hữu Thỉnh” [131]. Điểm yếu và điểm mạnh trong nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh cũng

được lưu ý: “Đọc thơ Hữu Thỉnh lâu nay dễ nhận thấy anh chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có
người bảo anh là nhà thơ nhiều câu ít bài, kể cũng có lí của họ” [131].
Trên tạp chí nghiên cứu văn học số 9, năm 2003, Nguyễn Đăng Điệp đã trình bày
những suy nghĩ của mình về “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” [30]. Trong bài
viết này, tác giả đã chỉ ra những thay đổi cơ bản về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh trước và
sau chiến tranh, cũng như đưa ra đánh giá của mình về giọng điệu thơ của tác giả.
Sự thay đổi về giọng điệu của thơ Hữu Thỉnh những năm sau chiến tranh so với
những năm chiến tranh đã được chỉ rõ: “Cái chất ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong
“Đường tới thành phố” và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua
chát đau đời” [30]. Sự chuyển biến này có thể nhìn nhận một cách rõ ràng qua các
phương diện: tư duy thơ và cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình.
Thứ nhất: sự thay đổi về tư duy thơ: “Nếu trước đây, điều quan tâm lớn nhất với
Hữu Thỉnh nói riêng và các thi sĩ chống Mỹ nói chung là lời tâm niệm “Chúng tôi làm
thơ ghi lấy cuộc đời mình”, thì ở chặng sau, cái nhìn của nhà thơ mang tính hướng nội
rất sâu. Những mảnh vỡ tâm trạng, những loa âu khắc khoải, những bể dâu cuộc đời
được nói đến một cách riết róng qua góc nhìn đời tư. Không còn ở đây cái nhìn của
chúng tôi mà là cái nhìn của chính tôi” [30].
Thứ hai: sự thay đổi về cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình: “Đó là cái tôi đa
diện mà mặt trội của nó là những suy tư về cõi người. Đó không phải là cái tôi hiện lên
trong quầng sáng sử thi mà là hiện lên trong chính cuộc sống thô ráp thường ngày” [30].
Về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh, tác giả cho rằng: “Thơ Hữu Thỉnh không nghiêng về
gam giọng sôi nổi, hào hùng mà nghiên về trầm lắng” [30]. Và trong cái trầm lắng đó,
người ta bắt gặp: “Cảm xúc đau đớn, xót xa thường trực trong hồn thơ Hữu Thỉnh hiện ra
như một ám ảnh, trở thành nhịp mạnh trong cấu trúc giọng điệu thơ anh. Tuy nhiên,
chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những suy tư
không ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng” [30].
Trong bài viết “Hữu Thỉnh và chút thảng thốt trước thời gian”, Nguyễn Hoàng
Sơn ngoài việc đưa ra một số đánh giá về nội dung chủ đạo của tập Thương lượng với
thời gian, cũng đã có lời nhận xét về sự giọng điệu của Hữu Thỉnh trong tập thơ này.

Theo tác giả bài viết, cách dùng những hình ảnh thơ trực tiếp “có thể làm cho giọng điệu
thơ phong phú hơn” nhưng đó không phải là nét đặc trưng của giọng điệu thơ Hữu
Thỉnh: “Dầu sao thì đây cũng là một hướng nỗ lực đổi mới, tuy còn lâu mới thay thế
được giọng thơ chủ đạo: tình cảm, nhỏ nhẹ, tài hoa, đôi khi bay bướm trong mô - típ
dân gian , giọng thơ làm nên bản sắc của Hữu Thỉnh” [116].
- Về mặt ngôn ngữ:
Trên mục văn hóa số ra ngày 23/07/2007, báo Bình Thuận đăng bài viết:“Đọc tập
thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh” của Đỗ Quang Vinh. Trong bài viết khá
ngắn này, tác giả đã đưa ra những nhận xét đáng lưu ý về nghệ thuật của tập thơ nói riêng
và phong cách nghệ thuật thơ của Hữu Thỉnh nói chung. Tác giả nhận diện hai phương
diện nổi bật của nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh: tiếp thu những tinh hoa ca dao tục ngữ
truyền thống và cách chắc lọc dồn nén của thơ Đường: “Về nghệ thuật, anh vẫn tiếp tục
đi sâu, phát huy thế mạnh của bút pháp truyền thống; đồng thời có sự trăn trở, tìm tòi,
cách tân một cách chừng mực, thận trọng (…). Vẫn là những câu thơ mang “hồn vía” ca
dao, tục ngữ dân gian nhưng khi lọc qua tư duy của Hữu Thỉnh thì nó bỗng đẹp lên một
cách lung linh và mới mẻ như vừa được phát hiện lần dầu (…). Hữu Thỉnh học tập cái
chắt lọc, dồn nén của Đường thi và tỏ ra kiệm lời hơn về mặt ngôn từ để tạo cho người
đọc một tâm thế tiếp cận thâm trầm, hướng nội theo thi pháp phương Đông” [171].

Nguyễn Văn Tùng trong bài viết “Phong cách nghệ thuật của nhà văn là gì” [137]
cũng đã lưu ý một khía cạnh nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ của Hữu Thỉnh:
“Phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh chủ yếu thể hiện ở phương diện ngôn ngữ”.
Trong đó, tác giả bài viết cho phép nhận định của mình dừng chân ở khai mặt đáng chú ý.
Thứ nhất: “ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh thẩm thấu được nhiều vẻ đẹp của ngôn ngữ dân
gian”. Tác giả bài viết này cũng đi đến cái cốt lõi của cách tiếp thu đó: “Ông đã vận
dụng một cách nhuần nhuyễn những nét tinh túy nghệ thuật từ những câu tục ngữ, ca dao
trong thơ mình và điều đó tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt” [137]. Thứ hai: tính
triết luận của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: “Tính triết luận sâu sắc cũng là một đặc điểm nổi
bật trong phong cách ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Vì thế nhà thơ đã dâng tặng bạn đọc

những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về thế giới tâm hồn con người ẩn chứa
bao điều bất ngờ thú vị” [137].
Có thể nói công trình nghiên cứu đáng nhớ nhất về mặt ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh
trong những năm gần đây là luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Nguyễn Thị Hoa: “Phép
lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” [56]. Trong công trình này, một cách
hệ thống, tác giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu hai phương diện nghệ thuật nổi bật trong
ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp. Dĩ nhiên, tất cả những gì có
thể thu hoạch được của công trình không thể không cần đến sự trợ giúp đầy hiệu quả -
ánh sáng hổ trợ của các lí thuyết ngôn ngữ học. Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, như sự
nhận xét của chính tác giả, chúng ta muốn gọi luận văn này là “sự vận dụng lí thuyết
ngôn ngữ về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp vào việc nghiên cứu hai hiện tượng này
trong thơ Hữu Thỉnh” [56,108]. Một điều đáng lưu ý nữa, một nét giản dị thông minh để
có thể đảm bảo tính tập trung của vấn đề, phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ dừng
lại ở tập “Từ chiến hào tới thành phố” của Hữu Thỉnh.
Trong tất cả sự cố gắng đáng biểu dương của tác giả, hai khía cạnh nghệ thuật này
đã lần lượt được trình bày một cách khá cụ thể và thuyết phục ở khía cạnh biểu hiện cụ
thể cũng như những giá trị nghệ thuật mà nó tạo dựng trong văn bản thơ.
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận (29 trang) trình bày
những khái niệm cơ bản về liên kết văn bản và hệ thống các phép liên kết văn bản.
Chương 2: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (28 trang) trình bày
một cách cụ thể những dạng thức của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp với sự chắc chắn
của các số liệu thống kê cụ thể. Về phép lặp từ vựng, tác giả khảo sát ở hai khía cạnh: lặp
từ và lặp ngữ. Trong phép lặp từ, người viết thống kê cụ thể các dạng thức: lặp danh từ,
động từ, tính từ, phó từ, đại từ, số từ, kết từ, trợ từ. Theo đó, tác giả đã dẫn chúng ta đi
đến sự khẳng định: lặp danh từ là dạng thức lặp từ vựng phổ biến nhất trong thơ Hữu
Thỉnh. Cụ thể, chúng ta có thể dẫn ra đây kết quả khảo sát của tác giả [56, 49].
Tiểu
loại
Lặp
danh
từ
Lặp
động
từ
Lặp
tính từ
Lặp
đại từ
Lặp
phó từ
Lặp
kết từ
Lặp số
từ
Lặp
trợ từ
Tổng
số

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét