LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị - thực trạng và giải pháp": http://123doc.vn/document/1055080-phat-trien-cong-nghiep-tren-dia-ban-tinh-quang-tri-thuc-trang-va-giai-phap.htm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Ở MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG XU HƯỚNG CHỦ YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm công nghiệp
- Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc
dân, bao gồm ba hoạt động chủ yếu: một là, hoạt động khai thác tài nguyên
thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; hai là, hoạt động chế biến
nguyên liệu từ công nghiệp khai thác và sản phẩm nông nghiệp thành các loại
sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội; ba là, hoạt động sửa chữa, khôi phục giá trị
sử dụng của sản phẩm công nghiệp được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và
sinh hoạt của đời sống xã hội.
- Công nghiệp là một ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật
chất, là một hệ thống gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hoá với các đặc
trưng cơ bản:
+ Trong sản xuất công nghiệp, đối tượng lao động là toàn bộ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm của nông nghiệp, được khai thác và chế
biến chủ yếu bằng phương pháp tác động cơ lý hoá lên đối tượng lao động tạo
ra các sản phẩm khác về chất so với đặc tính ban đầu của chúng. Trong sản
xuất nông nghiệp, phương pháp chủ yếu là áp dụng quy luật sinh học tác động
vào những cơ thể sống để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ
sinh học cũng được sử dụng ở một số ngành công nghiệp nhất định nhưng chỉ
với tác dụng là chất xúc tác cho quá trình sản xuất công nghiệp.
+ Các sản phẩm của nông nghiệp về cơ bản vẫn giữ nguyên những đặc
tính tự nhiên của chúng. Trong khi đó, dưới sự tác động của khoa học - công
5
nghệ, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú về phương pháp sản xuất
và cấu trúc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng
của đời sống xã hội.
+ Công nghiệp là ngành chủ yếu tạo ra các công cụ sản xuất tiên tiến
trang bị cho các ngành kinh tế. Đặc trưng này thể hiện vị trí chủ đạo của
ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Hơn nữa, trong công nghiệp, trình độ
khoa học - công nghệ, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao, một đội ngũ
lao động có tính tổ chức kỹ luật, có tác phong lao động công nghiệp và năng
suất lao động ngày càng cao. Vì vậy, công nghiệp ngày càng có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.
1.1.2. Những xu hướng phát triển công nghiệp chủ yếu ở một tỉnh
nông nghiệp
Phát triển công nghiệp là tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá với xu thế chung mang tính phổ biến là: khi giá lao động rẻ và tài
nguyên phong phú thì các ngành sử dụng nhiều lao động và khai thác tài
nguyên sẽ phát triển; khi trình độ công nghệ và lao động được nâng lên,
các ngành có hàm lượng công nghệ và vốn cao sẽ phát triển. Tuy vậy, để
thúc đẩy tiến trình phát triển đúng hướng và hiệu quả, cần xác định rõ
những xu hướng phát triển cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của công
nghiệp. Ở một tỉnh nông nghiệp còn nhiều hạn chế, xu hướng phát triển
công nghiệp chủ yếu là:
Thứ nhất, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
trong đó có các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn, chủ yếu phục
vụ nhu cầu tại chổ và phục vụ chế biến sản phẩm của nông nghiệp. Đây là
những ngành nghề truyền thống vốn có, sản phẩm được sản xuất ra phục vụ
thiết thực cho sản xuất và đời sống của dân cư; chi phí đầu tư không lớn, kỹ
thuật chủ yếu là thủ công nên có khả năng thu hút nhiều lao động, giải quyết
việc làm, sớm tăng thu nhập cho dân cư.
6
Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng
tăng cường việc dạy nghề, truyền nghề, hình thành và mở rộng các làng nghề,
xã nghề, vùng nghề; đồng thời từng bước hiện đại hoá kỹ thuật thủ công, công
nghệ truyền thống theo hướng vừa tinh xảo, vừa hiện đại; duy trì và phát triển
các đặc sản truyền thống địa phương.
Thứ hai, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn tài
nguyên sẵn có tại địa phương, bao gồm công nghiệp chế biến sản phẩm nông,
lâm, ngư nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và
nhỏ, được đặt ngay tại vùng nguyên liệu, tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa
phương. Các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp được chế biến không chỉ
nhằm tiện ích trong bảo quản và vận chuyển, tiêu dùng mà còn làm tăng giá
trị sản phẩm, qua đó kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực sẵn có tại địa phương, được
thiên nhiên ban tặng cho con người. Việc khai thác, chế biến và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển, giải
quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, bao gồm các ngành sản xuất các loại tư liệu sản xuất
thông thường và sửa chữa tư liệu sản xuất phục vụ nhu cầu địa phương.
Cùng với quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, nhu cầu trang bị các loại tư liệu sản xuất từ kim
loại và sữa chữa máy móc, thiết bị tăng lên nhanh chóng. Tuy không hình
thành các trung tâm lớn nhưng ở quy mô toàn tỉnh, ngành công nghiệp sửa
chữa tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn.
Thứ tư, phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở khai
thác nguồn nguyên liệu sẵn có, phục vụ nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội và nhu cầu xây dựng của các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
7
Thứ năm, hình thành và phát triển các cơ sở công nghiệp gia công hoặc
các cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp lớn ở trong và
ngoài nước. Đây là hướng phát triển nhằm giải quyết vấn đề lao động chưa có
việc làm của địa phương; đồng thời tranh thủ vốn, kỹ thuật - công nghệ tiên
tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý và đào tạo nghề cho người lao động, chuẩn
bị tiền đề cho việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới và
hiện đại trong tương lai.
Thứ sáu, phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của
toàn xã hội, bao gồm các cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, được
triển khai theo nhiều quy mô, nhiều trình độ khác nhau, từ kỹ thuật thô sơ đến
hiện đại; vừa đi ngay vào hiện đại đồng thời vừa tận dụng những cơ sở hiện
có. Vì vậy, sản phẩm của công nghiệp ở địa phương phong phú cả về mẫu mã,
chủng loại và chất lượng.
Thứ bảy, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, công
nghiệp ở địa phương luôn có sự vận động và chuyển hoá. Trình độ phát
triển công nghiệp sẽ được nâng cao dần cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội tăng lên, sẽ làm
chuyển hoá các vùng kém phát triển thành các khu vực phát triển hơn. Đến
lúc đó, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và vốn đầu tư cao
sẽ phát triển, làm thay đổi cơ cấu công nghiệp ở địa phương. Như vậy, phát
triển công nghiệp địa phương với mục tiêu xa hơn là để chuyển biến các
khu vực kém phát triển trở thành các khu vực có trình độ phát triển cao,
cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
1.1.3. Vai trò của phát triển công nghiệp đối với một tỉnh nông nghiệp
Phát triển công nghiệp có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của các tỉnh nông nghiệp trên các mặt sau đây:
Một là, công nghiệp phát triển thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát
triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp phát triển
8
trước hết sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, vừa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng cho dân cư hoạt động trong ngành công nghiệp, vừa
chế biến nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, qua đó nâng cao khả
năng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước
mà còn mở rộng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Mặt khác, công nghiệp
cung cấp các yếu tố “đầu vào” cần thiết để nâng cao trình độ công nghệ sản
xuất nông nghiệp, nhờ đó, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và
nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm nông nghiệp.
Hai là, công nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào vấn đề giải quyết
việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Sự phát triển của công nghiệp là điều
kiện để thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp vào các ngành công
nghiệp và gián tiếp tạo thêm việc làm mới ở các ngành có liên quan, thực hiện
tổ chức và phân công lại lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Nông thôn nước ta hiện nay đang đứng trước những yêu cầu kinh tế - xã
hội bức thiết cần giải quyết, đó là: đất đai canh tác hạn chế, năng suất cây
trồng vật nuôi có giới hạn, giá cả nông sản thấp, lao động nông thôn thiếu
việc làm Để phát triển nông nghiệp, nông thôn cần có một chương trình và
giải pháp đồng bộ: vừa phải duy trì tăng trưởng nông nghiệp trong điều kiện
giới hạn về đất đai, tài nguyên; đồng thời phải giảm bớt lao động nông nghiệp
để tạo điều kiện tăng năng suất lao động nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề
này, phát triển công nghiệp là giải pháp chủ đạo.
Ba là, phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa
phương sẽ tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi
vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý giữa các vùng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của dân cư, làm giảm sự phát triển chênh lệch giữa các vùng,
miền; qua đó hạn chế di dân đến các đô thị lớn gây nên tình trạng quá tải về
9
dân số, về cơ sở hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, các tệ
nạn xã hội phát sinh không kiểm soát được gây mất ổn định xã hội
Bốn là, công nghiệp phát triển thúc đẩy mở rộng quy mô thị trường, đa
dạng hoá mặt hàng xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác và liên kết quốc tế.
Song song với quá trình phát triển công nghiệp, đời sống kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt và sản xuất ngày càng
phong phú, đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngoài việc tăng cường
phát triển sản xuất trong nước, cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc gia tăng xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu đòi hỏi đa dạng hoá
mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp chế biến, phát triển
các ngành có lợi thế cạnh tranh theo hướng chuyển dần từ các ngành có giá trị
thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao; qua đó mở rộng hợp tác, liên kết
kinh tế khu vực và quốc tế.
Năm là, công nghiệp phát triển đóng góp quan trọng và bền vững vào
tích luỹ của nền kinh tế trên các mặt: vốn, khoa học - công nghệ, nguồn nhân
lực và những nhân tố cơ bản khác. Công nghiệp là ngành có năng suất lao
động và giá trị gia tăng cao nên công nghiệp phát triển sẽ tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho
nhân dân, tạo điều kiện tăng đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh
tế. Công nghiệp phát triển còn làm tăng năng lực khoa học - công nghệ của
đất nước; đồng thời vừa là yêu cầu đòi hỏi, vừa tạo môi trường rèn luyện, đào
tạo nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của đất nước.
Sáu là, phát triển công nghiệp trên các vùng, miền gắn liền với quá trình
phân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh
thổ, làm cơ sở cho quá trình hình thành các đô thị nhỏ và giảm sự khác biệt về
trình độ phát triển, sự phân hoá xã hội và các tác động tiêu cực khác.
Với lợi thế về đất đai, tài nguyên và chi phí lao động so với các thành phố,
các tỉnh nông nghiệp có nhiều tiềm năng trở thành địa điểm lựa chọn của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Vốn đầu tư từ nước ngoài và từ các thành phố trung
10
tâm đổ đến, tạo ra quá trình công nghiệp hoá lan toả, hình thành các khu đô thị
mới gắn với các khu công nghiệp tập trung, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp.
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp. Việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa rất lớn đến việc hoạch định đường lối, kế
hoạch và chính sách phát triển công nghiệp của địa phương. Sau đây là những
nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ở một tỉnh nông nghiệp:
1.2.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
- Về vị trí địa lý: Một quốc gia hay một địa phương bất kỳ nào cũng đều
được xác định bởi một tọa độ địa lý nhất định, có quan hệ về khoảng cách,
đường ranh giới và các quan hệ về chính trị, kinh tế, xã hội với các vùng, các
quốc gia khác. Theo tiến sĩ Lê Văn Trưởng,“Vị trí địa lý là quan hệ của một
địa điểm hoặc một khu vực phân bố đối tượng với những cứ liệu nào đó, lấy ở
bên ngoài địa điểm hoặc khu vực phân bố đó” [55, tr. 355].
Vị trí địa lý là một nguồn lực quan trọng để định hướng phát triển các
ngành, vùng kinh tế của từng địa phương cũng như của toàn bộ nền kinh tế
của một quốc gia. Nếu có vị trí địa lý thuận lợi như ở đầu mối giao thông, đầu
mối giao lưu kinh tế quốc tế, gần các trung tâm phát triển, sẽ là lợi thế tạo khả
năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp.
Từ lợi thế vốn có, có thể xác định vùng kinh tế trọng điểm để phát triển
công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các vùng khác và trở
thành vùng động lực phát triển kinh tế của toàn vùng và của cả nước. Có thể
xác định các vùng kinh tế trọng điểm ở các cấp độ khác nhau, có quy mô quốc
gia và có quy mô cấp tỉnh.
Có thể dựa vào lợi thế nằm trên một tuyến trục giao thông huyết mạch để
tập trung xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ dọc hai bên
11
tuyến trục đó. Với lợi thế về giao thông vận tải nên các hoạt động kinh tế có
hiệu quả cao.
- Về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì
thuộc về thiên nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng để thoả mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của mình. Giáo trình kinh tế học phát triển đã định
nghĩa: “Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được
hình thành và tồn tại trong tự nhiên” [63, tr.158].
Tài nguyên thiên nhiên là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình
sản xuất, song chúng chỉ có thể trở thành yếu tố của sản xuất khi được khai
thác và sử dụng có hiệu quả. Các loại tài nguyên thiên nhiên cơ bản cho phát
triển công nghiệp bao gồm: đất đai, khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài
nguyên nước.
+ Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, là
loại tài nguyên không được phục hồi. Khi đánh giá tài nguyên khoáng sản
phải chú ý tới chủng loại, công dụng, chất lượng, trữ lượng và khả năng khai
thác, chế biến.
+ Tài nguyên sinh vật dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến là
loại tài nguyên được phục hồi. Tuy nhiên không được khai thác vượt quá khả
năng cho phép làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
+ Đất đai là một nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Nó vừa là
đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu của các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp. Đất đai là yếu tố không thể thiếu vì nếu không có đất thì không
thể có sản xuất nông nghiệp. Trong ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ
đất đai là nền móng để dựng nhà xưởng và các công trình thiết yếu khác mà
nếu không có nó thì mọi hoạt động không thể diễn ra.
So với các nguồn lực khác, nguồn lực đất đai có giới hạn về mặt diện tích
và cố định về mặt địa lý. Song cùng với thời gian sử dụng và sự phát triển của
khoa học - công nghệ, chúng không bị đào thải do hao mòn mà trái lại nếu
biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của nó không ngừng tăng lên.
12
+ Tài nguyên nước là một loại tài nguyên quan trọng, là yếu tố cơ bản
của sự sống. Nước ngọt được sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và
phục vụ sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngọt cạn kiệt sẽ là một nguy cơ đe
doạ sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, việc sử dụng, bảo vệ
nguồn nước là đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
Nước còn là nguồn thuỷ năng quan trọng. Cùng với các nguồn năng
lượng hoá thạch (dầu mỏ, than đá) và năng lượng hạt nhân, thuỷ điện là
nguồn năng lượng quan trọng của một quốc gia. Trong điều kiện nguồn năng
lượng hoá thạch ngày càng khan hiếm và giá thành ngày càng cao, việc phát
triển nguồn thuỷ điện là một trong những hướng chủ yếu để đảm bảo an ninh
năng lượng cho đất nước.
1.2.2. Nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và chất
lượng lao động. Trong đó, yếu tố chất lượng lao động quyết định năng suất
lao động. Người lao động có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, trình độ
quản lý, trình độ tay nghề cao và sức khoẻ tốt sẽ làm việc có năng suất cao,
mang lại lợi ích kinh tế nhiều cho xã hội và cho bản thân họ. Chất lượng lao
động có thể nâng cao bằng giáo dục, đào tạo và rèn luyện sức khoẻ.
Vai trò của nguồn lực lao động thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau:
- Nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực khác. Nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tái
tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học
- công nghệ. Trong nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, nguồn lực
lao động chất lượng cao là nhân tố quyết định.
- Nguồn lực lao động là một bộ phận của các yếu tố “đầu vào” trong quá
trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của
nguồn lực lao động trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao
động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của nền kinh tế.
13
- Là bộ phận cấu thành của dân số, nguồn lực lao động tham gia tiêu
dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội, trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh
tế. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lực lao động với các nguồn
lực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều
tiết quan hệ đó gắn với các thể chế kinh tế - xã hội do con người tạo nên.
Nền kinh tế càng phát triển cao đòi hỏi chất lượng nguồn lực lao động
càng phải cao, điều đó buộc người lao động phải tự hoàn thiện mình nếu
không muốn bị đào thải. Mỗi bước phát triển của nền kinh tế, sẽ tạo điều kiện
tốt hơn cho phát triển nguồn lực lao động, đồng thời cũng đòi hỏi mức độ cao
hơn của nguồn lực lao động trong việc tổ chức sử dụng các nguồn lực, tổ chức
và vận hành nền kinh tế.
Như vậy, nguồn lực lao động không chỉ đơn thuần là một trong những
nguồn lực sản xuất, mà nó còn là nguồn lực có khả năng quyết định việc tổ
chức, sử dụng các nguồn lực khác, là chủ thể tích cực của tất cả các hoạt động
kinh tế. Trong khi các nguồn lực tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, nếu
không được con người khai thác thì sẽ trở thành vô dụng, thì nguồn lực lao
động có khả năng phát hiện và cải biến các nguồn lực tự nhiên và xã hội khác.
Thực tế cho thấy, có nhiều quốc gia nghèo tài nguyên nhưng kinh tế rất
phát triển nhờ có đội ngũ lao động có học thức, có trình độ chuyên môn và tay
nghề cao, được tổ chức và khuyến khích, được tạo động lực đúng lúc. Vì thế,
để phát huy nguồn lực con người, ngoài việc tăng cường giáo dục, đào tạo,
chăm sóc sức khoẻ, cần phải có chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần
làm cho con người có tinh thần hăng say, phấn khởi, tự giác, sáng tạo và có
trách nhiệm, nhờ đó mà công việc được hoàn thành với năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao. Ngược lại, khi con người chán nản, mọi hoạt động sản xuất -
kinh doanh bị đình trệ, nền kinh tế lâm vào khó khăn, trì trệ.
1.2.3. Vốn đầu tư
Trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất mang nặng tính tự nhiên, tự
cấp tự túc, nguồn lực lao động với trình độ thủ công và nguồn lực đất đai giữ
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét