Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi
phí tại nước nhập khẩu.
Căn cứ theo Hiến chương Havana
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế, những
nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT (“sản
phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp
hơn giá trị thông thường của sản phẩm”).
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải
biển.
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế
cạnh tranh.
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tù nhân
hay lao động khổ sai sản xuất.
Hoặc căn cứ theo mục đích và biểu hiện cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:
- Bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với giá cả trong nước
nhập khẩu. Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán
dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao
hơn đối với người tiêu dùng trong nước nhập khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi của chúng
- Bán phá giá thường xuyên: một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến khi những nhà
sản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện. Những
nhà sản xuất trong nước lúc đó có thể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại.
Có một tranh luận có giá trị cho việc bảo hộ với việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyển nguồn
lực lãng phí. Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào và ra một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập
khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho xã hội.
- Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài (hoặc chính phủ) với một
thặng dư sản phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần. Việc bán phá giá theo kiểu này
có thể có những ảnh hưởng xấu tạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà
bởi việc làm gia tăng rủi ro trong hoạt động của ngành. Những rủi ro này cũng như sự mất mát phúc lợi từ
Lớp: HC15_NT001 Page 5
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được tránh khỏi bởi việc đưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những
ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưa vào trong phân tích khi xem xét những hạn chế thương mại. Tuy
nhiên, việc bán phá giá thường xuyên dường như không biện hộ được việc bảo hộ trong ngắn hạn.
3. Mặt trái và vai trò của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra
thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ
vĩ mô và vi mô.
- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều
doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên và gây
ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác.
- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị
trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của
cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội
địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Xét ở góc độ người tiêu dùng, việc hàng hóa nước ngoài được bán phá giá sẽ mang lại những
lợi ích cụ thể, trước mắt cho họ do mua được hàng hóa với giá rẻ. Việc bán phá giá sẽ kéo theo
hàng loạt những tác động xấu cho các ngành sản xuất trong nước. Nó dần dần bóp chết các
ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức cạnh tranh. Ngoài ra, một khi hàng hóa bán phá giá đã
chiếm lĩnh được thị trường thì các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại ở đó mà họ sẽ nâng
dần giá hàng để thu lợi nhằm bù đắp những chi phí của việc bán phá giá. Lúc đó, người tiêu
dùng sẽ phải mua hàng hóa với giá cao.
Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuất
nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể, toàn xã hội cũng được lợi
từ bán phá giá.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác động tiêu
cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho
các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện
Lớp: HC15_NT001 Page 6
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
pháp để chống lại hành động này. Cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường
hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không để từ
đó có biện pháp đối phó thích ứng.
Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá không phải không đem lại những lợi ích
nhất định:
- Dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất có điều
kiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận và thâm nhập thị trường mới;
- Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng đánh bại đối thủ,
loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Và tùy thuộc vào khả
năng cạnh tranh và mức độ phá giá, có thể trở thành doanh nghiệp độc quyền, độc quyền nhóm,
qua đó tận dụng lợi thế của doanh nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận;
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có mức tồn kho lớn, để giải phóng hàng tồn
kho, doanh nghiệp có thể bán phá giá để giải phóng hàng tồn kho hoặc trong trường hợp khan
hiếm ngoại tệ hoặc tìm kiếm ngoại tệ trong trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp có thể thực hiện
bán phá giá.
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi
vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá có thể gây
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì
vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận
thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá
giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình.
II/ Những nguyên nhân của hành động bán phá giá và điều kiện được xem là bán phá
giá
1. Những nguyên nhân của hành động bán phá giá
Mỗi một hành động bán phá giá đều nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể và có một số
nguyên nhân dẫn đến hành động đó. Chúng ta có thể phân tích và tổng hợp thành một số nhóm
nguyên nhân như sau:
Lớp: HC15_NT001 Page 7
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
1.1. Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác
Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu gạo bởi vì cạnh tranh giá gạo bây giờ ảnh
hưởng lớn đến việc đạt các mục tiêu quan trọng khác. Mỹ sẵn sàng bỏ ngân sách mua phần lớn
số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá giá. Điều này làm cho nhiều nước xuất khẩu gạo phải
lao đao và sẽ phải chịu vòng phong toả của Mỹ. Chẳng hạn, giá xuất khẩu gạo của Mỹ khoảng
400USD/ tấn, nhưng các nhà xuất khẩu gạo Mỹ sẵn sàng mua với giá 500USD/ tấn, thậm chí
cao hơn đến 800USD/tấn, và họ cũng sẵn sàng bán ra thị trường thế giới chỉ bằng 60 - 70%,
thậm chí đến 40% giá mua. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thành của chính nông dân
Mỹ sản xuất ra. Như vậy, Mỹ có thể sẵn sàng bỏ ra 700 - 800 triệu USD/ năm để tài trợ giá
xuất khẩu gạo nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Chính vì điều này mà mặc dù sản lượng gạo
của Mỹ hàng năm thấp nhưng Mỹ lại thao túng giá gạo trên thị trường thế giới.
1.2. Do có các khoản tài trợ của Chính phủ
Chính phủ các nước phương Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để đạt đuợc sự cân
bằng kinh tế và đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách tối ưu. Chính sách tài trợ nhằm đạt
được hai mục đích sau:
Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu
Duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốn
trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ có thể được cấp cho người sản xuất cũng như cho người
tiêu dùng, nhưng về mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau vì đều đưa đến những hệ quả
tương tự.
Những hình thức tài trợ chủ yếu là: Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham gia
của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ xuất khẩu.
- Trợ cấp: Đặc điểm cơ bản của trợ cấp là hướng vào giúp đỡ phát triển sản xuất. ở các
nước công nghiệp phát triển, các khoản trợ cấp chiếm một nửa toàn bộ khối lượng tài
trợ. Tỷ trọng của các khoản trợ cấp cho từng ngành trong tổng số giúp đỡ của Chính
phủ có sự khác nhau đáng kể giữa các nước. Như ở Anh, ý, Hà Lan thì trợ cấp chiếm
phần lớn.
- Ưu đãi về thuế: Những ưu đãi về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một số ngành
trong một số loại hoạt động riêng biệt. Chúng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước,
Lớp: HC15_NT001 Page 8
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
mặc dù ít khi được phản ánh trong các chỉ tiêu của Chính phủ vì chúng là ngoại lệ khi
áp dụng các thuế suất chuẩn. ở Anh, Bỉ, Đan Mạch, giá trị của chúng không lớn, còn ở
Mỹ thì tổng số ưu đãi về thuế cho công nghiệp lớn gấp 3 lần khối lượng trợ cấp.
- Ưu đãi về tín dụng: Những ưu đãi về tín dụng là sự cho vay của Chính phủ với điều
kiện hấp dẫn hơn là tìm kiếm trên thị trường vốn. ở các nước thuộc Cộng đồng Kinh
tế Châu Âu khoảng 14% tổng khối lượng giúp đỡ cho công nghiệp được thực hiện
dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Phần lớn khối lượng tín dụng của Chính phủ Nhật bản
cấp cho các hãng vừa và nhỏ với lãi suất thấp hơn ở lãi suất thị trường vốn 0,5%.
Các Chính phủ cũng thường xuyên bảo đảm các khoản tín dụng, tức là bảo lãnh cho các
công ty vay mà không trả nợ được. Phương pháp tài trợ này thường dùng cho các hợp đồng xuất
khẩu để đảm bảo cho các công ty xuất khẩu của nước mình. Theo đánh gái, quy mô của tài trợ
này chiếm vào khoản từ 2% đến 8% tổng tài trợ công nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển.
- Tham gia của Chính phủ vào chi phí kinh doanh: Sự tham gia của Chính phủ vào
chi phí kinhdoanh thường là 15% tổng tài trợ trở xuống. Từ thập kỷ 80 đến nay, phần
sở hữu Nhà nước trong hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm. Phương pháp này
được sử dụng để bù đắp những tổn thất trong những lĩnh vực kinh tế riêng đang suy
thoái.
Hiện nay, tài trợ công nghiệp vẫn được Chính phủ các nước phương Tây duy trì ở mức
khá cao. Trên thực tế, các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy
và thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển
những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu.
1.3. Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn
kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường
Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các chủ doanh nghiệp
thường chất đống hàng hoá của mình, châm lửa đốt, hoặc đổ xuống biển để giữ giá, nhất định
không bán phá giá. Còn hiện nay, ở các nước kinh tế phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôn
có thể chọn một trong hai giải pháp thường dùng. Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên.
Nhưng lưu kho đòi hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hành không bị hư
Lớp: HC15_NT001 Page 9
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
hỏng. Giải pháp thứ hai là bán xôn. Nhiều khi đây là giải pháp duy nhất đối với một số mặt
hàng: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, máy vi tính đời cũ, một số kiểu giầy, quần áo hết
mốt Nhiều cửa hàng lớn ở Pháp (Paris) ngay từ khi vào mùa đã có số hàng tồn đọng lên tới
50% số dự trù bán ra. Hàng tồn kho này sẽ nhanh chóng được mang bán với giá khuyến mãi
thấp hơn 30% giá bán thông thường. Đến cuối mùa, số hàng tụt xuống còn vài phần trăm, được
nhượng lại cho dân bán xôn chuyên nghiệp với giá chỉ bằng 1/10 giá cũ. Dân chuyên nghiệp sẽ
đẩy hết hàng ra nước ngoài, chủ yếu là sang Châu Phi, Châu á và Đông Âu.
1.4. Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh
Các hãng nước ngoài sử dụng công cụ bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường của các nước nhập khẩu. Sau khi đã giành được vị trí khống chế thị
trường, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng hoá nội địa thì các hãng nước ngoài sẽ thực hiện
mục tiêu cuối cùng của mình là tăng giá, tìm cách thao túng thị trường để thu được lợi nhuận
tối đa.
1.5. Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này
Khi đó họ có thể áp dụng công cụ bán phá giá để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngoại tệ.
1.6. Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng
lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất
khẩu
Theo số liệu của Văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thì trên toàn thế giới hiện
có tới 250 triệu trẻ em từ 5 - 14 tuổi đang tham gia một hoạt động kinh tế. Còn theo Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) thì tại các nước nghèo, cứ 4 trẻ em thì có một trẻ em làm việc
như người lớn.
Việc sử dụng lao động trẻ em và sử dụng lao động tù nhân ngoài việc mang lại siêu lợi
nhuận, nó còn là cách để cạnh tranh đối với các đối thủ làm ăn. Nhờ giá nhân công rẻ mạt,
người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất khẩu hàng hoá bán phá giá ở nước ngoài.
Lớp: HC15_NT001 Page 10
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
1.7. Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm,
đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác
và hàng nhập lậu với khối lượng lớn
Để làm được việc đó, họ tìm cách bán phá giá trên thị trường, có lúc bán ồ ạt chịu lỗ từ 10
-20% so với giá vốn nhập khẩu để nhanh chóng thu hồi vốn, đi buôn mặt hàng khác có lãi suất
cao hơn, không những đủ bù lỗ số hàng nhập trả chậm, mà còn có lãi lớn.
Năm 1995, ba mặt hàng quan trọng đã bị bán phá giá theo cách tính toán trên là xăng
dầu, thép xây dựng và phân bón. Cuối năm 1995, giá phân Urê Indonesia nhập vào Việt nam
đang ở mức cao (260-265USD/ tấn CIF Cảng Sài gòn), nhưng giá bán buôn cả tàu tại Tân Quy,
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm xuống chỉ còn 245đồng/kg.
Ngoài ra, hàng ngoại nhập lậu với khối lượng lớn trong những năm vừa qua thu được lợi
nhuận siêu ngạch từ việc trốn thuế nhập khẩu đã chiếm lĩnh thị trường với giá cạnh tranh so với
hàng sản xuất trong nước, loại khỏi thị trường các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Tóm lại, có rất nhiều trường hợp các hãng nước ngoài có thể xuất khẩu hàng của mình
sang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cả chi phí sản xuất,
nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều có thể gán cho cái tên “bán phá giá” để áp dụng
các biện pháp ngăn cản. Trong nhiều trường hợp làm như vậy chỉ tạo ra một sự bảo hộ không
cần thiết cho ngành sản xuất trong nước, làm giảm lợi ích của người tiêu dùng cũng như của
toàn xã hội.
2. Điều kiện được xem là bán phá giá
Theo Hiệp định, để áp dụng biện pháp chống bán phá giá mỗi quốc gia phải thông qua thủ tục
điều tra và chứng minh được 3 yếu tố:
- Phải có hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài trên thị trường trong nước
- Hành vi bán phá giá phải gây thiệt hại đáng kể, hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng
đến ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu
- Quốc gia nhập khẩu phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá
giá và thiệt hại, hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước mình.
Lớp: HC15_NT001 Page 11
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
III/ Khái niệm về chống bán phá giá
1. Khái niệm về chống bán phá giá.
Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế. Mặc
dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trong
những hành vi thương mại không lành mạnh. Do đó chính phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải
có hành động chống lại hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.
Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được Hiệp hội các quốc gia nghiên cứu ngay từ
năm 1922. Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức GATT, các biện pháp chống bán giá chính
thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế. Lúc ấy, đề tài này chưa được chú ý nhiều
mà chỉ về sau, khi thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh trở nên ráo riết hơn,
và các nước thành viên của GATT cũng ngày càng đông đảo hơn, thì chống bán phá giá mới trở
thành một mối quan tâm thật sự. Năm 1967, một số quy định về chống bán phá giá tại GATT
được chuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều VI của GATT (Agreement on the Implementation
of Article VI), thường được gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá. Thời gian sau đó, Hiệp định
về chống bán giá được bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng.
Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994, thường được gọi với tên
“Hiệp định về chống bán phá giá của WTO”. Là một trong những hiệp định thương mại đa biên
của WTO, Hiệp định chống bán phá giá có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên
của WTO.
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng
của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Năm 1995, WTO đã thành
lập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối
với các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến
sản xuất trong nước, các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa
ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bán phá giá chỉ
được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được 4 điều kiện sau:
Lớp: HC15_NT001 Page 12
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
- Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị
trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường của sản phẩm đó ở trên
thị trường nước xuất khẩu.
- Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra đối với
các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bán phá giá, hoặc
gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một ngành công nghiệp trong nước.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe doạ
gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra. Cơ quan điều tra không
được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra.
- Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêm trọng nhất
định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trước đây và WTO hiện nay
đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại. Trong các biện
pháp hạn chế thương mại như áp dụng hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế, các biện pháp
hạn chế có tính kỹ thuật, phi thuế quan khác, để chống lại hành vi bán phá giá, các quốc gia chỉ
có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu. Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hại chỉ có thể
áp dụng thuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định là bán
phá giá. Các biện pháp hạn chế số lượng hay các biện pháp hạn chế phi thuế quan khác không
được coi là hợp pháp.
Quyền áp dụng thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền có tính
ngoại lệ đối với hai nguyên tắc trong thương mại đa biên: Thứ nhất, đó là ngoại lệ đối với
nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với hàng hóa
cụ thể của quốc gia xuất khẩu cụ thể, đã bị xác định là đối tượng của hành vi bán phá giá. Thứ
hai, áp dụng thuế bán phá giá cũng là ngoại lệ đối với nguyên tắc tôn trọng các cam kết về cắt
giảm thuế. Quốc gia bị thiệt hại không có nghĩa vụ tôn trọng giữ nguyên mức thuế đã cam kết
đối với các hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của hành vi bán phá giá bị cấm.
Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên trên biên độ phá giá của sản
phẩm có liên quan. Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu đang xem
Lớp: HC15_NT001 Page 13
Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
xét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa, hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ
ba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm.
Theo quy định của WTO, luật quốc gia một nước thành viên phải phù hợp với các Hiệp
định và quy định của WTO, những văn kiện này được coi như một bộ phận của hệ thống pháp lý
quốc gia. Do đó các đạo luật khung về chống bán phá giá của các nước thường lặp lại tất cả các
nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá. Để áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tế, mỗi
nước có thể thêm một số điều khoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể chế pháp luật riêng của
mình. Như vậy, về các nguyên tắc chung thì luật các quốc gia phải đồng nhất nhưng về mặt áp
dụng thực tiễn, về các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì có
thể có những điểm khác nhau. Do đó, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ
tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa
nhập khẩu vào nước mình. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp
dụng pháp luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường
nội địa.
2. Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá
Như trên đã phân tích, bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công
bằng. Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm
nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh,
các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó mục tiêu của các biện
pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh
chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Mặc dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm bảo sự công
bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy. Đối với các nước đang
phát triển như Ấn Độ, Brazil, Achentina… sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo vệ nền
sản xuất còn non trẻ của chính mình. Đối với các quốc gia phát triển, các biện pháp chống bán phá
giá vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, hạn chế sự thâm nhập thị trường từ các quốc gia
đang phát triển và vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính họ.
Lớp: HC15_NT001 Page 14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét