Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Luật NLĐ ở VN đi làm việc ở nc ngoài.DOC

DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Mục 1
DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài
1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo
quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động
dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch
vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép
Doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này
có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép:
1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người
lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi
dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài;
3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động
trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Điều 10. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
1. Hồ sơ cấp Giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định
tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy
định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những
người có thẩm quyền sau đây:
a) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng
Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy
định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí. Mức lệ phí cấp
Giấy phép do Chính phủ quy định.
Điều 11. Đổi Giấy phép
1. Doanh nghiệp dịch vụ được đổi Giấy phép khi được cấp lại Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nếu có
đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy
định tại Điều 9 của Luật này.
2. Hồ sơ đổi Giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ;
b) Giấy phép đã được cấp cho doanh nghiệp dịch vụ;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại;
d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại
khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.
3. Thủ tục đổi Giấy phép được quy định như sau:
a) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ gửi hồ sơ đổi Giấy phép đến Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội; quá thời hạn này mà doanh nghiệp không
gửi hồ sơ đổi Giấy phép thì Giấy phép mặc nhiên hết hiệu lực;
b) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo
quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp dịch vụ, nếu không đổi Giấy phép phải
trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
4. Trong thời gian từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho đến khi được đổi Giấy phép hoặc nhận được thông báo về việc không
được đổi Giấy phép, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.
5. Trường hợp không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải chấm dứt
việc ký kết các Hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn lao động mới, kể từ
ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép.
Sau chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được
đổi Giấy phép, doanh nghiệp dịch vụ phải chấm dứt hoạt động quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều 4 của Luật này.
6. Doanh nghiệp được đổi Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này
phải nộp lệ phí bằng năm mươi phần trăm mức lệ phí cấp Giấy phép quy định tại
khoản 4 Điều 10 của Luật này.
Điều 12. Cấp lại Giấy phép
1. Doanh nghiệp dịch vụ được cấp lại Giấy phép khi Giấy phép bị mất, bị
cháy, bị hư hỏng.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ;
b) Giấy phép bị hư hỏng hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an nơi
doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị
cháy.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo
quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp dịch vụ.
4. Doanh nghiệp được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều
này phải nộp lệ phí bằng năm mươi phần trăm mức lệ phí cấp Giấy phép quy
định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này.
Điều 13. Công bố Giấy phép
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép,
doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh
nghiệp.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy
phép, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép trên một trong các tờ báo viết
của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Điều 14. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài
1. Doanh nghiệp dịch vụ bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện đúng việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ quy định tại
Điều 22 và Điều 23 của Luật này thì bị đình chỉ hoạt động từ ba tháng đến sáu
tháng;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên trong thời hạn mười
hai tháng do vi phạm quy định của Luật này thì bị đình chỉ hoạt động sáu tháng;
c) Vi phạm quy định tại một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 của
Luật này thì bị đình chỉ hoạt động từ sáu tháng đến mười hai tháng, trừ trường
hợp bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật
này.
2. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ không được ký kết, đăng ký Hợp đồng cung
ứng lao động và không được tuyển chọn lao động.
Điều 15. Nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép
1. Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài.
2. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Không làm thủ tục đổi Giấy phép hoặc không được đổi Giấy phép;
b) Không bảo đảm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8, khoản 3
và khoản 4 Điều 9 của Luật này hoặc không thực hiện phương án tổ chức bộ
máy quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này;
c) Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, mà
không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Vi phạm quy định tại một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7,
thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này
gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với người lao động.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi
Giấy phép; công bố việc thu hồi Giấy phép, việc nộp lại Giấy phép trên một
trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp; thông
báo việc thu hồi Giấy phép, việc nộp lại Giấy phép cho Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
4. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại các điểm
a, b và c khoản 2 Điều này được xem xét cấp Giấy phép sau hai năm, kể từ ngày
Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định
quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.
5. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d
khoản 2 Điều này được xem xét cấp Giấy phép sau năm năm, kể từ ngày Quyết
định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định quy
định tại khoản 2 Điều 8, các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này và đã
thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp
luật.
Điều 16. Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài
1. Doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ cho không quá ba chi nhánh
ở ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có đủ điều kiện theo quy định tại
khoản 2 Điều này để thực hiện một số nội dung trong hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh;
b) Chi nhánh phải niêm yết công khai địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa
chỉ giao dịch thư điện tử tại trụ sở chi nhánh;
c) Có phân công cụ thể cán bộ, viên chức phụ trách hoạt động dịch vụ
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Chi nhánh quy định tại khoản 1 Điều này không được thực hiện các
hoạt động sau đây:
a) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài;
b) Thu tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền ký quỹ của người lao động, trừ
trường hợp được doanh nghiệp ủy quyền.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi
nhánh, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh.
5. Chi nhánh phải báo cáo định kỳ, đột xuất và chịu sự kiểm tra, thanh tra
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh.
6. Chi nhánh phải niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch
vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ
tại trụ sở chi nhánh.
Điều 17. Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam,
pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau
đây:
a) Thời hạn của hợp đồng;
b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công
việc phải làm;
c) Địa điểm làm việc;
d) Điều kiện, môi trường làm việc;
đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
e) An toàn và bảo hộ lao động;
g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền
làm thêm giờ;
h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;
i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
k) Chế độ bảo hiểm xã hội;
l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại;
m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và
ngược lại;
n) Tiền môi giới (nếu có);
o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian
làm việc ở nước ngoài;
p) Giải quyết tranh chấp;
q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.
2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng
lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung
ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của
người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của
Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.
Điều 18. Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động
1. Hợp đồng cung ứng lao động phải được đăng ký với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
2. Hợp đồng cung ứng lao động có hiệu lực sau khi được Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chấp thuận.
3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy
định tại Điều 19 của Luật này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả
lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Điều 19. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động
Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động bao gồm:
1. Văn bản đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch
vụ;
2. Bản sao Hợp đồng cung ứng lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt;
3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
4. Phương án thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;
5. Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đối với từng thị trường lao động.
Điều 20. Tiền môi giới
1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho
bên môi giới để ký kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.
Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một
phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.
2. Doanh nghiệp dịch vụ đàm phán, quyết định mức tiền môi giới trong
mức trần quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài
chính quy định mức trần tiền môi giới, việc quản lý và sử dụng tiền môi giới.
Điều 21. Tiền dịch vụ
1. Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh
nghiệp dịch vụ để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
2. Doanh nghiệp dịch vụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền
dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời
gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
3. Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian
làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người
lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền
dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài
chính quy định mức trần tiền dịch vụ.
Điều 22. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ
1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều 9 của
Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn
đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
2. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Luật này,
tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử
dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động đến thời điểm
chuyển giao; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp được sử dụng để thanh
toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của
doanh nghiệp.
Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động
1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ
theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp
đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền
ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để
giữ tiền ký quỹ của người lao động.
3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người
lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch
vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho
doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ
không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho
người lao động.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao
động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp
tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ
của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch
vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền
ký quỹ của người lao động.
Điều 24. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp
nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép
1. Doanh nghiệp dịch vụ nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.
2. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ trong
trường hợp doanh nghiệp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo
quy định tại Điều 22 của Luật này.
3. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động trong trường
hợp doanh nghiệp dịch vụ nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo
quy định tại Điều 23 của Luật này.
Điều 25. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp
bị giải thể
1. Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể sau khi đã hoàn thành mọi
nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể,
doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và
phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng
lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.
3. Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác
có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng cung
ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu
lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chấp thuận.
Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền
ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét