Việc kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được áp
dụng theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí
mật nhà nước.
Chương II
CƠ QUAN, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN TỰ KIỂM
TRA VĂN BẢN
Điều 11. Trách nhiệm tự kiểm tra văn bản
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân các cấp phải tự kiểm tra văn bản do mình ban hành hoặc liên tịch ban
hành ngay sau khi văn bản được ban hành, khi nhận được thông báo của cơ quan,
người có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ
chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng.
Trách nhiệm cụ thể như sau:
a) Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp
luật của Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi chung là người đứng đầu tổ chức pháp
chế Bộ, cơ quan ngang Bộ) là đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ ban hành;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp
(sau đây gọi là Cục Kiểm tra văn bản) là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực
hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban
hành;
c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với tổ
chức pháp chế thuộc Bộ mà Bộ trưởng Bộ đó đã ban hành văn bản thuộc lĩnh vực
hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
d) Trưởng Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp,
Trưởng phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là đầu mối gúp Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.
2. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan,
đơn vị hữu quan thuộc Bộ, ngành đã ban hành văn bản liên tịch để tự kiểm tra toàn
bộ nội dung văn bản.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu,
tài liệu cần thiết và phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản, tổ chức pháp chế Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân, Sở
Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong việc tự kiểm tra
văn bản.
Điều 12. Xử lý văn bản trái pháp luật qua việc tự kiểm tra
1. Khi thực hiện việc tự kiểm tra văn bản, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái
pháp luật thì cơ quan, đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra quy định tại Điều 11 của
Nghị định này lập hồ sơ kiểm tra văn bản và báo cáo ngay với cơ quan, người có
thẩm quyền đã ban hành hoặc liên tịch ban hành văn bản đó để xem xét, thực hiện
việc tự xử lý theo quy định.
2. Đối với văn bản trái pháp luật, báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản gồm
những nội dung cơ bản sau đây:
a) Xem xét, đánh giá nội dung, mức độ trái pháp luật của văn bản và hướng
xử lý; biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có); thời hạn xử lý đối
với văn bản đó;
b) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn
thảo, thẩm định, thẩm tra và thông qua văn bản.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý kịp thời văn bản trái
pháp luật đã ban hành.
4. Kết quả tự xử lý văn bản phải được công bố theo quy định tại Điều 8 của
Nghị định này. Trường hợp thực hiện việc tự kiểm tra khi nhận được thông báo của
cơ quan kiểm tra thì phải thông báo cho cơ quan kiểm tra văn bản biết theo quy
định tại Điều 23 của Nghị định này.
Chương III
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN THEO THẨM QUYỀN
MỤC 1. THẨM QUYỀN KIỂM TRA VĂN BẢN
Điều 13. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
trong việc kiểm tra văn bản
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra các văn bản có quy định
liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình do các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền
kiểm tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với tổ
chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh
vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc kiểm tra theo thẩm
quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy
định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra:
a) Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành liên quan
đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó hoặc liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; nội dung
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thông tư liên tịch
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Nghị quyết do Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra các
văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện thẩm quyền kiểm
tra theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra:
a) Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành về ngành, lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Tư pháp; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các văn bản khác khi được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ giao.
4. Trường hợp có tranh chấp thẩm quyền kiểm tra thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc kiểm tra văn bản
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản do Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra văn bản do Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản được quy định tại các khoản 1 và 2
Điều này.
Điều 15. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh
vực
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản
theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên
ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh
vực thuộc thẩm quyền kiểm tra.
3. Trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành,
lĩnh vực, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra
biết; cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra
trong việc thực hiện kiểm tra văn bản.
MỤC 2. THẨM QUYỀN XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
Điều 16. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Thủ tướng Chính phủ xử lý văn bản
trái pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
1. Đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung đối
với:
a) Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, liên tịch
ban hành trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định
của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các quy định về ngành, lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác;
b) Quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định
của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung đối với:
a) Nội dung trái pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan
ngang Bộ trong thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
ban hành, đồng thời, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thỏa
thuận với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao cùng xử lý văn bản đó;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, đồng thời, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
3. Thực hiện các thẩm quyền khác trong việc xử lý văn bản trái pháp luật theo
quy định của pháp luật
Điều 17. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
trong việc xử lý văn bản trái pháp luật
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:
a) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc Thủ tướng Chính
phủ đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp
luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành liên quan đến
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình;
b) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước, các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc trái với
các văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang
Bộ phụ trách;
c) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn
bản về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình;
d) Thực hiện những thẩm quyền khác khi được Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ giao trong việc xử lý văn bản trái pháp luật.
2. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Thực hiện thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định tại khoản
1 Điều này;
b) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc Thủ tướng Chính
phủ đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp
luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành liên quan đến ngành,
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp
luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực quản lý nhà nước;
c) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
d) Xử lý văn bản liên tịch trái pháp luật giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục
quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này;
đ) Xử lý văn bản trái pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền và
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả xử lý.
3. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
a) Thực hiện thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định tại khoản
1 Điều này;
b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành về
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;
c) Xử lý thông tư liên tịch trái pháp luật giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều
20 của Nghị định này;
d) Xử lý các văn bản trái pháp luật khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xử lý văn bản trái pháp luật
1. Đình chỉ việc thi hành và hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản
trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp
dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
MỤC 3. THỦ TỤC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
Điều 19. Thời gian gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra
Trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành,
cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo phải
gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định sau
đây:
1. Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành gửi đến Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp và
tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo
ngành, lĩnh vực.
Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do
Bộ hoặc cơ quan ban hành gửi đến Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
2. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ
Tư pháp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Bộ hoặc cơ quan ban
hành gửi đến Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ;
3. Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến Sở
Tư pháp;
4. Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Phòng
Tư pháp.
Điều 20. Thủ tục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiến hành
kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Thủ tục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiến hành:
a) Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, người đứng đầu
tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ thông báo cho cơ quan, người đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý
theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
không xử lý theo đúng thời hạn quy định hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ không nhất trí với kết quả xử lý thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản tiến hành xử lý văn bản theo quy định
tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.
2. Thủ tục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành:
a) Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Cục trưởng Cục
Kiểm tra văn bản thông báo để cơ quan, người đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử
lý. Đối với văn bản liên tịch thì sau khi nhận được thông báo, các cơ quan đã ban
hành thông tư liên tịch phải phối hợp để tự kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định;
b) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý
hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý thì Cục
trưởng Cục Kiểm tra văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xử lý theo
quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiến hành kiểm tra, xử lý văn
bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành và các
văn bản khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao theo thủ tục quy định tại khoản 1
Điều này.
4. Trường hợp phát hiện nội dung quy định thuộc lĩnh vực của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong thông tư liên tịch có dấu hiệu trái
pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ (đối với thông tư liên tịch với Bộ Tư pháp) thông báo để các cơ quan đó tự
kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; nếu Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao nhận được thông báo không xử lý hoặc Thủ tướng
Chính phủ không nhất trí với kết quả xử lý thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý
theo quy định.
Điều 21. Thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật trong trường hợp Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý văn bản trái pháp luật thì hồ
sơ kiến nghị phải được gửi đến Bộ Tư pháp, đồng thời gửi đến Văn phòng Chính
phủ.
2. Đối với văn bản trái pháp luật, không còn ý kiến khác nhau về cách xử lý
thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định tại Điều
16 của Nghị định này.
3. Đối với văn bản còn có ý kiến khác nhau về tính hợp pháp hoặc có đề nghị
xem xét lại quyết định xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 32 của Nghị định này
thì trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan có liên quan tiến
hành xử lý văn bản theo thủ tục sau đây:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra và kiến nghị xử lý văn bản báo cáo
về văn bản đã được kiểm tra là trái pháp luật, cần phải xử lý;
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản bị
kiến nghị xử lý và đề xuất phương hướng xử lý;
c) Cơ quan, người ban hành văn bản bị kiến nghị xử lý giải trình về những nội
dung liên quan đến văn bản;
d) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan có liên quan trao đổi, thảo luận về tính hợp pháp của
văn bản;
đ) Bộ trưởng Bộ Tư pháp kết luận, đề xuất phương hướng xử lý văn bản và
báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý.
Điều 22. Thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư
pháp, Trưởng phòng Tư pháp thông báo để cơ quan đã ban hành văn bản tự kiểm
tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không
xử lý theo thời hạn quy định hoặc Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp
không nhất trí với kết quả xử lý thì Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý theo quy định tại Điều 18 của
Nghị định này.
Điều 23. Thời hạn xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc
văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ
chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra
văn bản.
2. Hết thời hạn xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu cơ quan, người
đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không tự kiểm tra, xử lý hoặc cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản không nhất trí với kết quả xử lý của cơ
quan, người đã ban hành văn bản thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, cơ quan
có thẩm quyền xử lý đối với văn bản đó phải báo cáo cơ quan, người có thẩm
quyền cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý theo quy định.
3. Việc Hội đồng nhân dân xử lý nghị quyết do mình ban hành có dấu hiệu
trái pháp luật phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
MỤC 4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN CÓ CHỨA QUY PHẠM
PHÁP LUẬT BAN HÀNH KHÔNG ĐÚNG HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN
Điều 24. Văn bản được kiểm tra
1. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản tiến hành kiểm tra đối với
các văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình
thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể
thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có
thẩm quyền tại Bộ, ngành và địa phương ban hành khi nhận được yêu cầu, kiến
nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng.
2. Văn bản được kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành nhưng không được ban
hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân;
b) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc văn bản có thể thức và nội dung
như văn bản quy phạm pháp luật do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện
ban hành.
Điều 25. Thẩm quyền và thủ tục kiểm tra, xử lý
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có
chứa quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng
nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhưng không được ban hành
bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết
của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân; các văn bản
có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm
pháp luật do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ hoặc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiến hành kiểm tra, xử lý đối
với các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp ban hành.
3. Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa
quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban
hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân
dân hoặc quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm
pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với văn bản có chứa quy phạm pháp luật
hoặc văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do Giám
đốc Sở Tư pháp ban hành.
4. Trưởng phòng Tư pháp tiến hành kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có
chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban
hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân
dân hoặc quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân; các văn bản do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc các cá nhân khác ở cấp xã ban hành, có chứa quy phạm pháp
luật.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với văn bản có chứa quy phạm pháp luật
hoặc văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do Trưởng
phòng Tư pháp ban hành.
5. Việc kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc
văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện ban hành được thực hiện như sau:
a) Đối với các văn bản do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh ban hành được
kiểm tra, xử lý theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp người đã ban
hành văn bản không tự kiểm tra, xử lý thì người có thẩm quyền kiểm tra báo cáo,
kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xử lý theo thẩm quyền;
b) Đối với các văn bản do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp huyện ban hành được
kiểm tra, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp người đã ban hành
văn bản không tự kiểm tra, xử lý thì người có thẩm quyền kiểm tra đề nghị cơ quan
quản lý cấp trên của cơ quan đó xem xét, xử lý.
6. Trình tự, thủ tục xử lý đối với các văn bản trái pháp luật quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3
Điều 20, Điều 22 và khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.
Điều 26. Thông báo văn bản trái pháp luật và hình thức xử lý
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản thông báo cho Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân
dân nơi có văn bản được kiểm tra để chỉ đạo, tổ chức việc tự kiểm tra, hủy bỏ văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét