Một số chỉ tiêu của 3 năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
- Số vốn kinh doanh 10.000.000.000 20.000.000.000 32.000.000.000
- Doanh thu bán hàng 20.000.000.000 32.600.000.000 48.000.000.000
- Thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp
5.600.000.000 9.128.000.000 13.440.000.000
- Số lượng công nhân
viên
850 880 920
- Thu nhập bình quân 1
người/tháng
900.000 1.000.000 1.500.000.000
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả mà công ty đạt được từ năm 2004
- 2006 rất khả quan. Nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu là nguồn vốn
lưu động. Hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng mở rộng số lượng công
nhân viên ngày một nhiều. Do đó, sản phẩm hoàn thành đạt kết quả cao. Đem
lại lợi nhuận cao cho công ty, đời sống cán bộ công nhân viên dần ổn định. Từ
đó, ta có thể thấy công ty đang trên đà phát triển rất có triển vọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng
- Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty chế biến
và kinh doanh than miền Bắc và đặt dưới sự quản lý của Bộ Năng lượng chức
năng của công ty do đó cũng thay đổi theo cơ chế quản lý Nhà nước.
- Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, công ty đảm nhận
chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu là trên địa
bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Hòa
Bình.
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế công ty cũng chuyển hẳn sang chức
5 5
năng kinh doanh và chế biến than với nguyên tắc "lời ăn lỗ chịu" như tất cả
các đơn vị kinh doanh khác.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức chiến lược kinh doanh
- Quản lý khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đặc biệt là
nguồn vốn ngân sách cấp.
- Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà
nước và của ngành.
Ngoài ra công ty còn có nghĩa vụ khác đối với nền kinh tế xã hội, như
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
chế biến và kinh doanh than Hà Nội
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của công ty có kết cấu theo mô hình trực tuyết từ Ban
giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng.
- Giám đốc: loài người có quyền hành lãnh đạo cao nhất, chịu trách
nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trước
sự quản lý của cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó giám đốc công ty còn chỉ đạo
trực tiếp phòng kế toán, phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất, phòng an toàn lao
động, phòng vật tư, phòng bảo vệ, phòng kiến thiết cơ bản.
6 6
Sơ đồ bộ máy điều hành sản xuất của công ty
GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật
sản xuất KCS
Phòng kế toán
Phòng an toàn
lao động
Phòng bảo vệ
PCCC
Phòng vật tư
Tổ điện
Cơ khí
Máy
Tổ xe
7 7
8 8
- Có quyền tổ chức thực hiện các Quyết định của Hội đồng quản trị.
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty,
thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy
chế quản lý nội bộ công ty, kí kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị
phương án; bố trí cơ cấu tổ chức công ty trình báo cáo quyết toán tài chính
hàng năm lên hội đồng cổ đông, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử
lý các sai phạm trong công ty tuyển dụng lao động theo các hợp động ngắn
hạn.
* Các phòng chức năng:
- Phòng kế toán: giúp giám đốc quản lý tài chính, quản lý kinh tế phát
sinh đảm nhiệm lĩnh vực quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời còn
làm nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng và hạch toán
lỗ lãi.
- Phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất KCS: Tham mưu cho giám đốc và
các thiết kế, các bản vẽ và kế hoạch sản xuất, lập báo cáo dự toán khối lượng
vật tư cần thiết cho việc chế biến than. Đồng thời giám sát thi công, kiểm tra
độ chính xác, tính kỹ thuật của các đơn vị tổ đội sản xuất như chất lượng sản
phẩm kỹ thuật trong sản xuất.
- Phòng an toàn lao động: tham mưu cho giám đốc về sự đảm bảo an
toàn trong lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng vật tư: có nhiệm vụ khai thác tìm hiểu nguồn vật tư theo sự chỉ
đạo của cấp trên về chất lượng giá thành chủng loại mà công ty thường dùng
vào việc sản xuất.
- Phòng bảo vệ phòng cháy chữa cháy: có nhiệm vụ trông coi giữ gìn
vật tư, thiết bị tài sản đảm bảo an ninh trong công ty. Cung cấp trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy kịp thời.
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của phòng kế toán
9 9
Do đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ hình thức và phương
pháp kế toán cũng thay đổi cho phù hợp và cụ thể.
Bộ máy kế toán của Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có
hình thức tổ chức tập trung. Mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế
toán từ việc thu thập kiểm tra chứng từ ghi sổ chi tiết đến việc lập các báo cáo
kinh tế.
Bộ phận kế toán chính là cánh tay đắc lực của giám đốc. Nó cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Qua các số liệu kế toán ban
giám đốc và phòng ban chức năng nắm bắt được tình hình hoạt động của công
ty để ra quyết định quản lý phù hợp. Toàn bộ công tác tài chính kế toán đều
được thực hiện trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối trên phòng tài chính của
công ty. Tại các tổ đội không tổ chức phòng kế toán mà chỉ bố trí các cán bộ
kế toán với nhiệm vụ tập hợp các số liệu và ghi chép ban đầu gửi về phòng kế
toán.
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành có mối quan hệ
mật thiết với nhau, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát sử dụng tài sản, nguồn vốn
theo chế độ tài chính hiện hành, thông qua tình hình thu, chi doanh thu lợi
nhuận để giám sát tiến độ thi công và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời thông qua các khoản mục giá thành và chỉ tiêu giá thành, giám sát
tình hình hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong công ty.
Phòng kế toán của công ty gồm 8 người được đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của giám đốc công ty và các kế toán ở các trạm. Tất cả đều được đào tạo
qua các trường lớp chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học. Đứng đầu là kế
toán trưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính,
báo cáo kế toán tài chính định kỳ.
10 10
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng
Bộ phận
kế toán mua hàng
Bộ phận kế toán bán hàng
Bộ phận kế toán thanh toán
Bộ phận kế toán quỹ
Bộ phận
kế toán hàng tồn kho
Bộ phận
kế toán TSCĐ
Bộ phận kế toán tổng hợp
Nhân viên kế toán ở các trạm
• Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc kế
toán từ việc lập chứng từ, vào sổ sách, hạch toán… đồng thời có nhiệm vụ
tổng hợp sổ sách và quyết toán tài chính kế toán trưởng là người chịu trách
11 11
nhiệm cao về tính xác thực của các thông tin kế toán trong tất cả các mảng kế
toán được lập.
Bộ phận kế toán mua hàng: có nhiệm vụ quản lý hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ở khâu mua hàng thu nhập các chứng từ về mua hàng vào
các sổ chi tiết hàng mua theo chủng loại số lượng và giá.
Bộ phận kế toán hàng bán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh ở khâu bán hàng. Thu nhập các hóa đơn bán hàng và các chứng từ
khác phục vụ việc bán hàng phân loại chúng theo từng đơn vị bán, vào sổ chi
tiết hàng bán vào sổ tổng hợp.
Bộ phận kế toán thanh toán: theo dõi việc thanh toán với người bán và
người mua của các trạm kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện chế độ công nợ
của các đơn vị kinh doanh và chế biến. Thanh toán lương và bảo hiểm.
Bộ phận kế toán quỹ: Tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, lệnh chi và sổ
quỹ.
Bộ phận kế toán tồn kho: căn cứ vào số liệu nhập, xuất, tồn của các
trạm để vào sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn.
Bộ phận kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu
hao TSCĐ.
Bộ phận kế toán tổng hợp: căn cứ vào sổ sách kế toán và các chứng từ
vào bảng tổng hợp cân đối kế toán và các báo cáo kế toán.
Các nhân viên kế toán ở trạm: lập chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng
bán thu chi tiền mặt vào các sổ chi tiết.
3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký - chứng từ với hệ
thống sổ sách tương đối đầy đủ bao gồm: các bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký
chứng từ, sổ cái.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
12
Chứng từ -
chứng từ số 8
12
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4. Quy trình công nghệ sản xuất ………
Nhập nguyên vật liệu
Chế biến
Hoàn thiện
Nhập kho
13
Sổ kế toán chi tiết
TK156,632,641,642,
Bảng kê
số 8, 9
Nhật ký
- chứng từ số 8
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK 131, 156, 632,
641, 642, 511, 531, 911
Báo cáo tài chính
13
5. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất
kinh doanh
* Thuận lợi
- Địa điểm công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trụ sở đặt tại số
5 Phan Đình Giót- Thanh Xuân - Hà Nội gần đường quốc lộ 1A là cửa ngõ
của thủ đô Hà Nội, thuận lợi gần khu công nghiệp rất thuận lợi cho việc vận
chuyển than.
- Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có toàn bộ công nhân
viên nắm vững chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong công việc.
- Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội kinh doanh mặt hàng chủ
yếu là than. Do đó, đáp ứng tối đa nhu cầu về than cho sản xuất và kinh doanh
cho các hộ tiêu thụ.
- Công ty chế biến và kinh doanh Hà Nội là công ty thuộc hình thức sở
hữu Nhà nước, do đó vốn để kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp, do đó
đáp ứng tốt nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty chế biến và kinh doanh cũng gặp
những khó khăn đó là trên thị trường nhu cầu than để phục vụ sản xuất là rất
nhiều nguồn tài nguyên than thì còn hạn chế, do đó vấn đề đặt ra cho công ty
là phải làm thế nào vừa phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu than để phục vụ sản xuất
mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta.
14 14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét