Tuy vậy, nếu tính theo cơ cấu các loại hình trang trại nông, lâm, ngư nghiệp, thì ĐBSH là
vùng có tỷ lệ trang trại chăn nuôi lớn nhất, chiếm 54,6%, tiếp đến là vùng TB 38,5%,
ĐNB: 22,8%, ĐB: 21,3%, BTB: 15,5%, NTB: 7,4% và cuối cùng ĐBSCL: 3,6%.
Cả nước 17.721 TT
TT lợn
7.475
TT gia
cầm
2.837
TT bò
6.405
TT trâu
247
TT dê,
cừu 757
Tỉnh nhiều trang trại nhất phân theo loại trang trại
TP.HCM
1.053
(14,1%)
Hà Tây
392
(14,1%)
TP.HCM
1.563
(24,4%)
TT Huế 51
(20,6%)
Ninh Thuận
470
(62,1%)
Các địa phương có số lượng trang trại nhiều là TP. Hồ Chí Minh: 2.631 TT, Đồng Nai:
1.264 TT, Bình Định: 834 TT, Thanh Hoá: 815 TT, Trà Vinh: 789 TT, Gia Lai: 787 TT,
Ninh Thuận: 690 TT, Bình Thuận: 676 TT, Hà Tây: 641 TT, Bình Dương: 553 TT, Thái
Bình: 507 TT, Hưng Yên: 460 TT, Lâm Đồng: 353, Hải Phòng: 342 TT, Bà Rịa-Vũng Tàu:
332 TT, Hà Nam: 327 trang trại, Bắc Giang: 320 TT, Đắk Lắk: 300 TT. Tuy vậy, tại các
vùng miền sự phân bố trang trại đối với từng loại vật nuôi có sự khác biệt lớn. Trang trại
chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH, trong khi đó trang trại chăn nuôi
bò thịt phân bố phần lớn ở Tây Nguyên, ĐNB; trang trại bò sữa phần lớn ở ĐNB.
Như vậy, do nhu cầu sản xuất hàng hoá, tập trung và tác động của các chính sách hỗ trợ
của trung ương và địa phương, nên loại hình kinh tế chăn nuôi trang trại đã phát triển
nhanh trong thời gian qua và có xu hướng ngày càng phát triển trong thời gian tới.
- Số lượng trang trại lợn
Do nhu cầu lớn của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn (chiếm75-76% tổng sản lượng
thịt) và do lợi nhuận tương đối cao trong những năm qua, khiến số lượng trang trại chăn
nuôi lợn phát triển nhanh và đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các loại trang trại chăn
nuôi. Trong tương lai khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn nạc ngày càng tăng thì số trang trại chăn
nuôi lợn ngoại cũng đồng thời tăng theo.
Trong các loại vật nuôi, TT chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số 7.475 TT (trong
đó 2.990 TT lợn nái và 4.485 TT lợn thịt), chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi. Trong
đó, miền Bắc 3.069 TT, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 TT, chiếm 58,9%. Vùng có
nhiều TT chăn nuôi lợn là ĐNB: 2.604 TT, chiếm 34,8%; tiếp đến là ĐBSH: 1.927 TT,
chiếm 25,8%; ĐBSCL 1.029 TT, chiếm 13,8%; Đông Bắc: 534 TT, chiếm 7,1%; BTB: 495
TT, chiếm 6,6%; Tây Nguyên 422 TT, chiếm 5,7%. Các vùng ít phát triển là Tây Bắc, chỉ
có 113 TT, chiếm 1,5% so với TT chăn nuôi lợn trên toàn quốc. Các tỉnh có số lượng trang
trại chăn nuôi lợn lớn là TP.HCM: 1.053 TT, Đồng Nai: 967 TT, Thái Bình: 419 TT, Hưng
Yên: 372 TT, Trà Vinh: 348 TT, Bắc Giang: 284 TT, Hải Phòng: 248 TT, Bình Định: 234
TT, Bình Dương: 217 TT, Thanh Hoá: 204 TT và Lâm Đồng: 200 trang trại.
- Số lượng trang trại gia cầm
Trang trại chăn nuôi gia cầm đứng vị trí thứ 3 về số lượng với tổng số là 2.837 TT, chiếm
16,0% so với tổng số TT toàn quốc. Trong đó, TT chăn nuôi gà là 1.950 TT, chăn nuôi vịt
là 668 TT, trang trại gia cầm giống là 219 TT. Các trang trại gia cầm phát triển chủ yếu tại
các vùng ĐBSH: 900 TT, chiếm 31,7%; ĐNB: 522 TT, chiếm 18,4%; ĐBSCL: 499 TT,
chiếm 17,6%; DHNTB: 414 TT, chiếm 14,6%; BTB: 255 TT, chiếm 9,0%; Tây Nguyên:
128, chiếm 4,5%. Các vùng Đông Bắc và Tây Bắc có số lượng ít hơn, chỉ chiếm tương ứng
2,7% và 1,5% so với toàn quốc. Các tỉnh có số TT gia cầm nhiều nhất là Hà Tây: 392 TT;
Bình Định: 315 TT; Bình Dương: 235 TT; Kiên Giang: 179 TT; Đồng Nai: 164 TT, Hà
Nam 134 TT, Thanh Hoá: 106 TT. Riêng trang trại chăn nuôi thủy cầm tập trung chủ yếu ở
ĐBSCL (238 TT), DHNTB (141 TT) và ĐBSH (141 TT) với tỷ lệ tương ứng mỗi vùng
chiếm 35,6%; 21,1%; 21,1% tổng trang trại vịt toàn quốc.
Do lợi thế về hệ số vòng quay nhanh, nên theo đánh giá của các chuyên gia, trang trại gia
cầm lẽ ra phải chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số TT. Tuy vậy, do từ cuối 2003 đến nay dịch
cúm gia liên tục xẩy ra ở nước ta, khiến số lượng trang trại gia cầm trên thực tế phát triển
chậm so với tiềm năng.
- Số lượng trang trại chăn nuôi bò
Do dịch cúm gia cầm, nên chăn nuôi bò trang trại đứng vị trí thứ 2 về số lượng với tổng số
là 6.405 TT, chiếm 36,1% so với tổng số TT chăn nuôi toàn quốc. Trong đó số trang trại bò
sinh sản là 2.774 TT, chiếm 43,3%; TT chăn nuôi bò thịt là 1.620 TT, chiếm 25,3%; TT
chăn nuôi bò sữa: 2.011 TT, chiếm 31,4% trong tổng số TT chăn nuôi bò.
Một số tỉnh có đàn bò nhiều nhất là Gia Lai: 674, Bình Thuận: 528 TT, Thanh Hoá: 455
TT, Bình Định: 219 TT, Quảng Nam: 129 TT, Thừa Thiên - Huế: 128 trang trại,
Do lợi thế về đất đai và đồng cỏ tự nhiên và truyền thống chăn nuôi (TN, NTB) và gần thị
trường tiêu thụ lớn (ĐNB), nên các vùng nêu trên có số lượng trang trại bò lớn nhất trong 8
vùng sinh thái. Vùng ĐNB có 2.683 TT, chiếm 41,9; Tây Nguyên có 919 TT, chiếm
14,4%; BTB: 812 TT, chiếm 12,7%; ĐBSCL: 636 TT, chiếm 9,9%; NTB: 620 TT, chiếm
9,7%. Theo đánh giá của các chuyên gia, các vùng này còn có khả năng phát triển chăn
nuôi bò thịt và chăn nuôi TT nhiều hơn nữa trong tương lai.
+ Đối với chăn nuôi bò thịt:
Các trang trại chăn nuôi bò thịt tập trung chủ yếu ở ĐNB: 811 TT, chiếm 50,1%; Tây
Nguyên: 351 TT, chiếm 21,7%; Tây Bắc: 153 TT, chiếm 9,4%, DHNTB: 108 TT, chiếm
6,7%, BTB: 105 TT, chiếm 6,5%, còn lại là các vùng khác.
Một số tỉnh có TT bò thịt nhiều nhất là Bình Thuận: 528 TT, Gia Lai: 155 TT, Đắk Lắk:
134 TT.
+ Đối với chăn nuôi bò sinh sản
Các trang trại chăn nuôi bò sinh sản phân bố khá đều ở các vùng, BTB: 684 TT, chiếm
24,7%; ĐBSCL: 591 TT, chiếm 21,7%; Tây Nguyên: 557 TT, chiếm 20,1%; DHNTB: 446
TT, chiếm 16,1%; ĐBSH: 214 TT, chiếm 7,7%; ĐNB: 174 TT, chiếm 6,3%; Đông Bắc:
108 TT, chiếm 3,9%.
+ Đối với chăn nuôi bò sữa
Trang trai chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu tại ĐNB: 1.698 TT, chiếm 84,4%; tiếp theo
là Tây Bắc: 142 TT, chiếm 7,1%; DHNTB: 66 TT, chiếm 3,3%; ĐBSH: 44 TT, chiếm
2,2%, còn lại là các vùng khác.
Một số tỉnh có nhiều TT chăn nuôi bò sữa nhất là TP. Hồ Chí Minh 1.561 TT (chiếm
77,6% tổng số TT bò sữa toàn quốc), Sơn La: 142 TT, Bình Dương 83 TT, Bình Định 66
TT, Đồng Nai: 47 TT, Hà Tây: 27 TT, Nghệ An: 23 TT, Lâm Đồng 11 trang trại.
Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương do lợi
thế về thị trường tiêu thụ, gần các cơ sở thu mua chế biến và có kinh nghiệm chăn nuôi.
Trong khi đó, do một số địa phương không có lợi thế về khí hậu, kinh nghiệm chăn nuôi,
đồng thời do giá thu mua sữa thấp đã khiến đàn bò sữa giảm đáng kể. Hiện nay, sau khi
các doanh nghiệp nâng dần giá thu mua sữa và một số địa phương tổ chức lại chăn nuôi bò
sữa, nên đàn bò sữa đang có xu hướng phục hồi trở lại.
- Số lượng trang trại chăn nuôi trâu:
So với các loại vật nuôi như lợn, gia cầm, bò thì số lượng trang trại chăn nuôi trâu không
lớn: 247 TT, chiếm l,4% tổng số TT chăn nuôi, chủ yếu phân bố ở các tỉnh BTB: 104 TT,
chiếm 42,1%; sau đó là Tây Bắc 79 TT, chiếm 32,0%; Đông Bắc: 38 TT, chiếm 15,4%;
ĐNB: 20 TT, chiếm 8,1%, DHNTB: 2 TT, chiếm 0,8%; ĐBSCL có 3 TT, chiếm 1,2%;
ĐBSH chỉ có 1 trang trại, Tây Nguyên không có trang trại nào. Các tỉnh có số TT nhiều
nhất là Thừa Thiên-Huế: 51 TT, Hoà Bình: 47, Nghệ An: 40 TT, Điện Biên: 32 TT, Thái
Nguyên: 25 trang trại.
Tổng đàn trâu 2,9 triệu con, trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 1%/năm. Năm 2006
số lượng đàn trâu không tăng so với năm 2005 nhưng sản lượng thịt trâu tăng 7,6%, thịt
trâu hiện nay trở thành đặc sản của một số các cửa hàng ăn tại Hà Nội.
Đàn trâu tập trung ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. Các vùng đồng
bằng không có bãi chăn thả, nhu cầu cày kéo đang được thay thế bằng các loại máy nông
nghiệp, nên đàn trâu có xu hướng giảm dần. Do vậy, số lượng trang trại chiếm tỷ lệ thấp
hơn nhiều so với bò.
- Trang trại chăn nuôi dê, cừu:
Tổng số trang trại dê, cừu cũng chiếm tỷ trọng thấp: 757 TT, chiếm 4,3% tổng
số TT chăn nuôi, trong đó tập trung chủ yếu ở ĐNB: 537 TT, chiếm 70,9%; BTB: 92 TT,
chiếm 12,2%; tiếp theo là Đông Bắc: 46 TT, chiếm 6,1%; ĐBSH: 39 TT, chiếm 5,2%; Tây
Bắc: 24 TT, chiếm 3,2%, còn lại là các vùng khác. Các tỉnh có số TT nhiều nhất là: Ninh
Thuận: 470 TT, Thanh Hoá: 48 TT, Bình Thuận: 43 TT, Quảng Trị: 35 TT, Thái Nguyên:
29 TT, Hà Nam: 27 trang trại.
Cũng như các giống gia súc nhai lại khác, chăn nuôi dê cừu chủ yếu là chăn thả theo từng
đàn tự do và số lượng TT phân bố phần lớn tại ĐNB, BTB, đây là các vùng có lợi thế về
đất đai, tận dụng đồng cỏ tự nhiên có thể đem lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư tập trung,
thâm canh
b) Quy mô chăn nuôi trang trại
Đồng thời với sự tăng trưởng về số lượng trang trại chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm
trong mỗi trang trại cũng có xu hướng ngày càng tăng và có sự khác biệt giữa các vùng,
miền.
- Đối với chăn nuôi lợn
+ Quy mô chăn nuôi lợn nái: phổ biến là 20-50 con, số lượng là 2.131 TT chiếm 71,3%; từ
50-100 con/TT là 508 TT chiếm 17,0%, từ 100-150 con/TT là 181 TT, chiếm 6,1%, từ 150
-250 con/TT là 85 TT chiếm 2,8%, từ 250-500 con/TT là 54 TT, chiếm 1,8%, trên 500 con/
TT là 31 chiếm 1,0%. Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có
xu hướng tăng nhanh do có tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi.
Số nái tăng dần từ 20 con/trại lên mức phổ biến là 40-50 con/trại. Vùng có quy mô chăn
nuôi lợn nái lớn nhất là ĐNB có 20 TT với quy mô 250-500 con/TT và 16 TT với quy mô
trên 500 con/TT; tiếp đến là ĐBSH có 10 TT với quy mô 250-500 con/TT và 11 TT với
quy mô trên 500 con/TT; ĐBSCL có 5 TT với quy mô 250-500 con/TT.
+ Quy mô chăn nuôi lợn thịt: Phổ biến là từ 100-200 con/TT với số lượng là 3.388 TT,
chiếm 75,5%; từ 200-300 con/TT là 606 TT, chiếm 13,5%; từ 300-500 con/TT là 241 TT,
chiếm 5,4%; từ 500-1.000 con/TT là 149 TT, chiếm 3,3%; từ 1.000-1.500 con/TT là 63 TT
chiếm 1,4%; từ 1.500-2.500 con/TT là 24 TT chiếm 0,5% và trên 2.500 con/TT là 14 TT
chiếm 0,3%. Vùng có quy mô chăn nuôi lợn thịt lớn nhất là ĐNB có 14 TT với số đầu con
từ 1.500-2.500 con/TT và 8 TT trên 2.500 con/TT; tiếp đó là ĐBSH có 3 TT quy mô từ
1.500-2.500 con/TT và 6 TT có quy mô trên 2.500 con/TT.
Quy mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, chiếm 71,3% và quy mô lợn thịt phổ
biến từ 100-200 con/TT, chiếm 75,5% đã cho thấy về cơ bản chăn nuôi lợn TT còn ở quy
mô nhỏ, TT hộ gia đình là chính. Số TT quy mô lớn hàng trăm nái hoặc hàng ngàn lợn thịt/
TT còn rất ít. Vùng có quy mô TT lớn nhất vẫn là ĐNB và ĐBSH.
- Đối với chăn nuôi gia cầm
+ Quy mô chăn nuôi gà thịt: phổ biến là từ 2.000-5.000 con/TT với số lượng là 1.342 TT,
chiếm 68,8%; từ 5.000-8.000 con/TT là 401 TT, chiếm 20,6%, từ 8.000-11.000 con/TT là
82 TT, chiếm 4,2%, từ 11.000-15.000 con/TT là 67 TT chiếm 3,4% và trên 15.000 con/TT
là 61 TT chiếm 3,4%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà thịt lớn nhất là ĐNB có 33 TT với
quy mô từ 11.000-15.000 con/TT và 47 TT quy mô trên 15.000 con/TT; tiếp đến là ĐBSH
có 9 TT có quy mô từ 11.000-15.000 con/TT và 7 TT có quy mô trên 15.000/TT.
+ Quy mô phổ biến nhất trong chăn nuôi vịt, ngan là: từ 2.000-5.000 con/TT có số lượng
654 TT, chiếm 97,9%; từ 5.000-8.000 con/TT có 11 TT, chiếm 1,7%; từ 8.000-l1.000 có 2
TT, chiếm 0,3%; trên 15.000 con/TT là 1 TT, chiếm 0,2%.
+ Qui mô phổ biến nhất trong chăn nuôi gia cầm sinh sản là: từ 2.000-5.000 con/TT số
lượng là 160 TT, chiếm 73,1%; từ 5.000-8.000 con/TT có 37 TT, chiếm 16,9%; từ 8.000-
11.000 con/TT có 10 TT, chiếm 4,6%; từ 11.000-15.000 con/TT có 3 TT, chiếm 1,4% và
quy mô trên 15.000 con/TT là 9 TT, chiếm 4,1%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà sinh sản
lớn nhất là ĐBSH có 3 TT quy mô từ 11.000- 15.000 con/TT và 2 TT có quy mô trên
15.000 con/TT; ĐNB có 6 TT với số lượng trên 15.000 con/TT.
Quy mô chăn nuôi trong các TT gia cầm vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ từ 2.000- 5.000
con/TT, là hình thức TT hộ gia đình và chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài
(quy mô 4.000-5.000 con/TT gia công). Quy mô 5.000- 10.000 con/TT còn rất ít. ĐBSH và
ĐNB không những là vùng có số lượng trang trại lớn mà quy mô chăn nuôi gia cầm trên
một trại cũng lớn nhất cả nước.
- Đối với chăn nuôi bò
+ Quy mô chăn nuôi bò thịt: phổ biến mỗi trại là 50- 100 con/TT với số lượng là 1.269 TT,
chiếm 78,3%; từ 100- 150 con/TT là 230 TT, chiếm 14,2%, từ 150-200 con/TT là 93 TT,
chiếm 5,7%, từ 200-500 con/TT là 23 TT, chiếm l,4% và trên 500 con/TT là 5 TT, chiếm
0,3%. Quy mô chăn nuôi bò thịt lớn nhất là Tây Nguyên có 11 TT với số lượng 200-500
con/TT và 1 TT trên 500 con/TT; ĐNB có 5 TT với số lượng 200-500 con/TT và 3 TT với
số lượng trên 500 con/TT.
+ Quy mô chăn nuôi bò sinh sản: phổ biến là từ 10-20 con/TT với 2.459 TT, chiếm 88,6%;
từ 20-50 con/TT là 283 TT, chiếm 10,2%; từ 50-100 con/TT là 28 TT chiếm 1,0%; trên
100 con/TT có 4 TT, chiếm 0,2% .
+ Quy mô chăn nuôi bò sữa. Quy mô từ 10-20 con/TT là 313 TT, chiếm 16,8%; từ 20-50
con/TT với số lượng là 1.624 TT, chiếm 86,9%; từ 50- 100 con/TT là 52 TT, chiếm 2,8%;
từ 100-150 con/TT là 10 TT, chiếm 0,5%; từ 200-500 con/TT có 11 TT, chiếm 0,6% và
trên 500 con/TT có 1 TT, chiếm 0,1%. Vùng có quy mô chăn nuôi bò sữa từ 200 con trở
lên tập trung chủ yếu ở ĐNB.
Qua số liệu nêu trên cho thấy chăn nuôi bò sữa trang trại có xu hướng tập trung và nuôi
quy mô phổ biến trên 20 con/TT cho hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô nhỏ và phù hợp với
khả năng đầu tư của hầu hết các chủ trang trại.
- Đối với chăn nuôi trâu
Quy mô chăn nuôi trâu: phổ biến là 20-50 con/TT với 232 TT, chiếm 93,9%; từ 50- 100
con/TT là 15 TT, chiếm 6,1%. Các vùng có quy mô chăn nuôi lớn chủ yếu ở BTB (hiện
nay có 10 TT với số lượng 50- 100 con); tiếp đến Đông Bắc và ĐNB.
- Đối với chăn nuôi dê, cừu
Quy mô chăn nuôi dê, cừu: phổ biến là 100-150 con/TT với số lượng là 668 TT, chiếm
88,6%; từ 150-200 con/TT là 44 TT, chiếm 5,8%, từ 200-300 con/TT là 28 TT, chiếm
3,7% và trên 300 con/TT là 17 TT chiếm 2,3%. ĐNB là vùng có quy mô chăn nuôi dê, cừu
lớn nhất 200-300 con/TT (26 TT), trên 300 con/TT có 17 TT; tiếp đến là Đông Bắc.
Chăn nuôi trang trại dê, cừu chủ yếu ở quy mô nhỏ và cũng là chăn thả theo đàn quảng
canh, tận dụng lợi thế đất đai các vùng gò đồi, đồng bãi ven sông là chính mà chưa có đầu
tư thâm canh lớn.
Tóm lại, phần lớn (65-70%) các trang trại chăn nuôi nước ta còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu là
TT hộ gia đình, chưa hình thành các vùng, khu chăn nuôi tập trung lớn.
4. Đất trang trại
Theo báo cáo của các tỉnh và các chủ TT, đất để xây dựng TT chủ yếu là đất vườn nhà, đất
nông nghiệp và đất lâm nghiệp được giao khoán. Một số là đất quỹ 2 của địa phương được
giao thầu. Một số chuyển đổi trong anh em, họ hàng. Đất thuê 30-50 năm chiếm tỷ lệ rất ít.
Đối với TT chăn nuôi lợn: đất xây dựng TT trong vườn nhà chiếm 51,6%, đất đấu thầu:
14,5%, đất thuê, nhượng 21,1%, đất NN đã được quy hoạch chiếm 13,4%. Diện tích đất
trang trại cho chăn nuôi lợn, gia cầm phổ biến từ 1 -2 ha/TT. Tại nhiều địa phương ở
ĐBSH, ĐBSCL, diện tích đất trang trại còn bé hơn con số nói trên. Chẳng hạn tại tỉnh Bến
Tre, Tiền Giang: bình quân mỗi TT chăn nuôi lợn sử dụng 0,7 ha đất, chủ yếu là đất nông
nghiệp, đất vườn nhà. Những trang trại có diện tích trên 1 hec-ta tập trung chủ yếu ở ĐNB,
TN và ĐB. Đất sử dụng trong chăn nuôi trang trại đối với gia súc nhai lại (trâu, bò, dê,
cừu) chủ yếu là đất tận dụng, đất rừng giao khoán, đất đồi gò
Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch lâu dài cho khu chăn nuôi tập trung, chăn
nuôi trang trại dẫn đến tình trạng là các trang trại xây dựng một cách tuỳ tiện, thiếu quy
hoạch (Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên-Môi trường, đến nay toàn quốc mới 20
tỉnh đã hoàn thành việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện, 9 tỉnh hoàn thành
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, có 411 đơn vị hành chính cấp huyện
được xem xét quy hoạch sử dụng đất, chiếm 61,5%; 5.878 đơn vị hành chính cấp xã được
xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, còn 3.679 xã chưa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
chiếm 34,0%). Trong khi đó, diện tích đất thu hồi để đô thị hoá và xây dựng các khu công
nghiệp ngày càng lớn. Tính đến cuối năm 2005, cả nước có 26,5 ngàn ha đất quy hoạch
cho khu công nghiệp, khu chế xuất (do Chính phủ thành lập); 14 ngàn ha dành cho cụm
công nghiệp do tỉnh thành lập; 10 ngàn ha dành cho khu kinh doanh tập trung. Dự kiến từ
trong giai đoạn 2006-2010, diện tích đất nông nghiệp sẽ thu hồi để xây dựng khu công
nghiệp là 331,4 ngàn ha. Trong khi chưa có quy hoạch lâu dài các khu chăn nuôi tập trung
mới, tại một số địa phương đang diễn ra tình trạng thu hồi đất tại các khu chăn nuôi đã có
quy hoạch từ trước để công nghiệp hoá và đô thị hoá, gây nhiều khó khăn cho các chủ
trang trại đã đầu tư cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh lâu dài.
5. Vốn đầu tư cho chăn nuôi trang trại
Theo số liệu báo cáo của các tỉnh và các chủ TT cho thấy, vốn đầu tư cho mỗi TT thường
từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy theo quy mô TT và loại hình chăn nuôi. Có sự chênh
lệch khá lớn về vốn đầu tư của trang trại ở từng tỉnh, từng vùng và từng loại hình sản xuất,
như vùng Đông Nam Bộ bình quân khoảng 358 triệu đồng/TT; Tây Nguyên 181,7 triệu
đồng/TT; Duyên hải Nam Trung Bộ 137 triệu đồng/TT, vùng Đông Bắc 78 triệu đồng/TT.
Có một số TT đầu tư hàng chục tỷ đồng (trại chăn nuôi lợn Kim Long-tỉnh Bình Dương).
Bình quân đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, con giống đối với chăn nuôi gà thịt 50-60 triệu
đồng/1.000 con gà; đối với lợn sinh sản: 6-7 triệu đồng/nái (chưa kể tiền đất); đối với chăn
nuôi bò sữa bình quân 15-17 hiệu đồng/con; bò sinh sản giống lai sind 7-8 triệu đồng/con.
Nguồn vốn đầu tư cho trang trại cũng rất đa dạng: vốn tự có của gia đình, vốn vay cá nhân,
anh em họ hàng và vốn tín dụng. Tuy vậy, nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ chưa cao. Khảo
sát một số trang trai chăn nuôi lợn cho thấy: vốn tự có của gia đình và vay của người quen
chiếm trên 55%, vốn tín dụng khoảng 30%. Ví dụ tại tỉnh Bình Thuận: tổng số dầu tư của
các TT chăn nuôi năm 2005 là 104.517 triệu đồng, trong đó vốn vay tín dụng là 8.332,5
triệu đồng, chỉ chiếm 7,9%. Hầu hết các chủ trang trại đều phản ánh rằng việc tiếp cận
nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù nhà nước đã có những
chính sách rất cởi mở.
6. Lao động và quản lý trang trại
Nhìn chung chăn nuôi trang trại có nhiều thành phần kinh tế tham gia như nông dân, cán
bộ, công nhân viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu, trong đó chủ yếu vẫn là các trang
trại hộ gia đình nông dân quản lý. Vì vậy, đại đa số các chủ trang trại đều lấy lao động gia
đình làm nòng cốt, tận dụng sức lao động của các thành viên trong gia đình ở mọi lứa tuổi
với tỷ lệ từ 70-80% tổng số lao động sử dụng trong trang trại. Chính việc sử dụng lao động
trong gia đình đã làm giảm đáng kể chi phí, thể hiện bản chất kinh tế trang trại chủ yếu là
trang trại hộ gia đình.
Ngoài số lao động gia đình, một số trang trai chăn nuôi quy mô vừa và lớn còn thuê mướn
thêm lao động bên ngoài. Số lao động mà các trang trại thuê mướn thấp, khoảng 14-20%
và số lượng lao động thuê phổ biến từ 2-3 người/TT, một số ít TT khoảng 6-7% thuê trên 5
lao động/trại. Lao động thuê nhiều nhất là lao động thời vụ khi xuất bán sản phẩm, dọn vệ
sinh chuồng trại, tổ chức tiêm phòng, sử dụng thuốc. Nơi sử dụng lao động thuê ngoài cao
là vùng ĐBSH, ĐNB, DHNTB.
Phần lớn các chủ trang trại quản lý điều hành trực tiếp trang trại từ việc xây dựng kế hoạch
đến xử lý trực tiếp các công việc liên quan đến kỹ thuật, thị trường. Tuy nhiên, do số đông
các chủ trang trại xuất thân từ nông dân và hầu hết chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật chăn
nuôi công nghiệp, nhất là nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, nên phần lớn họ điều hành
trang trại bằng kinh nghiệm và học hỏi qua bạn bè. Điều này đã phần nào hạn chế đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Chỉ một số ít trang trại với quy mô chăn nuôi lớn
(chủ yếu ở các tỉnh phía Nam) có quan tâm nhiều hơn về kỹ thuật bằng cách thuê chuyên
gia tư vấn về chọn giống, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, phòng và trị bệnh, nên đã hạn
chế được những hạn chế về kỹ thuật cho các chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
7. Công nghệ, năng suất chăn nuôi
Chăn nuôi trang trại là điều kiện thuận lợi để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều chủ
trang trại đã coi trọng việc ứng dụng công nghệ mới ngay từ khi đầu tư xây dựng trang trại
nhằm khai thác tiềm năng giống vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
a) Về giống
Hầu hết các trang trại chăn nuôi đều sử dụng con giống có năng suất và chất lượng cao, có
nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau. Ví dụ, đối với lợn phổ biến là con lai ngoại X ngoại
của các giống lợn ngoại: Landrace, Yorkshire, Duroc, Petrain ; Đối với gà hầu hết các
giống cao sản của thế giới đều được nhập khẩu và nuôi ở trang trại như là: hướng thịt Isa,
Hubbard, Lohmann, AA, Cobb, Ross ; hướng trứng: Hyline, Goldline, Isa Brown ; các
giống lông màu như Lương Phượng, Kabir, Sasso ; Đối với bò giống hướng sữa như lai
HF (chiếm 88%), HF (chiếm 12%), các giống bò lai hướng thịt Red Sindhy được ưa
chuộng nhất; có một tỷ lệ nhỏ trang trại bò Brahman.v.v. Tuy vậy, năng suất của các giống
nêu trên nuôi tại các trang trại chỉ mới đạt 85-90% so với giống xuất xứ.
b) Về chuồng trại, thiết bị
Cùng với việc sử dụng các giống cao sản, một số trang trại đã có sự đầu tư đáng kể về
chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiên tiến.
Có thể nói rằng trong chăn nuôi lợn TT, chuồng nuôi và thiết bị chuồng trại đã có những
tiến bộ rõ rệt. Một số mẫu chuồng lợn của các nước tiên tiến được áp dụng vào chăn nuôi ở
nhiều trang trại lợn. Đối với lợn sinh sản thì một số trang trại sử dụng chuồng kín, chuồng
sàn có hệ thống làm mát để giảm nóng về mùa hè, sưởi ấm cho gia súc non góp phần cải
thiện đáng kể năng suất vật nuôi. Đối với lợn thịt áp dụng phổ biến cả hai kiểu chuồng kín
và chuồng hở. Ưu điểm của loại chuồng hở là đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế
của một số chủ trang trại ít vốn, mới bắt đầu chăn nuôi. Máng ăn tự động, bán tự động;
máng uống vú cho lợn, thiết bị cung cấp nước uống cũng có sự cải tiến phù hợp với độ tuổi
vật nuôi. Một số cơ sở chăn nuôi lớn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng
công nghệ biogas hoặc bể phân hủy sinh học hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường và tận
dụng khí gas để thắp sáng và sưởi ấm cho lợn con và giảm ô nhiễm môi trường, an toàn
sinh học cho đàn lợn.
Trong chăn nuôi gà TT công nghiệp, kiểu chuồng rất đa dạng, trong đó phổ biến kiểu
chuồng sàn 1 -2 tầng có hệ thống làm mát. Đây là loại hình chuồng nuôi có nhiều ưu việt
do đầu tư ở mức độ vừa phải, sử dụng các vật liêu rẻ tiền. Một số ít trang trại sử dụng kiểu
chuồng kín, chuồng kiên cố, gắn với các thiết bị máng ăn, máng uống bán tự động hoặc tự
động. Nuôi gà hướng trứng hoàn toàn sử dụng chuồng lồng. Gà con được sưởi ấm bằng khí
gas hoặc bằng điện.
Hệ thống chuồng trại đối với bò sữa: một số ít trang trại chăn nuôi tập trung đã được đầu
tư xây dựng chuồng trại kiên cố bằng bêtông, có hệ thống quạt và làm mát. Các trang trại
quy mô từ 20-50 con đầu tư máy vắt sữa (chủ yếu các tỉnh phía Nam); các trang trại chăn
nuôi có quy mô 300- 1.500 bò sữa đầu tư hệ thống máy vắt sữa tự động hiện đại (như trại
bò Phú Lãm Tuyên Quang, Công ty sữa Millas Thanh Hoá, Công ty cổ phần giống bò sữa
Mộc Châu Sơn La, Công ty giống bò sữa TP.Hồ Chí Minh ). Có trại đã gắn chíp điện tử
để theo dõi sản lượng sữa từng cá thể (Phú Lãm Tuyên Quang).
c) Về năng suất chăn nuôi
So với phương thức chăn nuôi truyền thống, năng suất vật nuôi tại các trang trại đã có sự
tiến bộ rõ rệt do sử dụng giống ngoại, giống cải tiến, công nghệ chăn nuôi tiên tiến và sử
dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Trong chăn nuôi lợn, đã có tiến bộ lớn về các chỉ tiêu năng suất: tăng trọng lợn bình quân
650-780 gr/ngày; tiêu tốn thức ăn 2,4-2,7 kg TĂ/kg tăng trọng; số lứa đẻ bình quân đạt
2,2-2,4 lứa/nái/năm; thời gian cai sữa lợn con phổ biến là 21 ngày tuổi với khối lượng lợn
con cai sữa đạt 5,5-6,5 kg/con; một số trại chăn nuôi tiên tiến đã áp dụng cai sữa lúc 14
ngày tuổi. Phần lớn các trang trại áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Về chăn nuôi gia cầm: Thời gian nuôi gà thịt công nghiệp từ 56 ngày tuổi xuống còn 42-49
ngày/lứa, khối lượng xuất chuồng 2,3-2,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,1 -2,3 kg TĂ/kg tăng
trọng. Đối với gà hướng trứng đạt 270-280 quả/con/năm, tiêu tốn 1,6- 1,7 kg TĂ/10 quả
trứng.
Chăn nuôi bò sữa: năng suất sữa bò lai F1 3.000-3.500 kg sữa/chu kỳ, F2, F3 3.700-4.200
kg sữa/chu kỳ; bò HF: 3.800-4.900 kg sữa/chu kỳ, phổ biến 4.500- 4.700 kg sữa/chu kỳ.
8. Phương thức tiêu thụ sản phẩm
Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi TT mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh
mún, chưa phát triển bền vững. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi TT được tiêu thụ thông qua
thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép cấp, ép giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi.
Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn biến động lớn, bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có
các yếu tố về tâm lý; giá thu mua tại trại còn có sự chênh lệch lớn so với giá bán cho người
tiêu dùng.
Trong chăn nuôi trang trại, hiện nay đang có 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cơ
bản đó là: Tự sản tự tiêu, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái, tiêu thụ sản phẩm thông
qua chăn nuôi gia công. Đang manh nha hình thành tiêu thụ qua HTX
a) Tự sản tự tiêu (tự bao tiêu sản phẩm)
Hình thức này phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn và gà công nghiệp quy mô nhỏ
và trang trại chăn nuôi bò thịt, trâu, dê, cừu. Đây là loại hình mà trong đó chủ TT tự bỏ vốn
đầu tư, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức này có những thời điểm thu được lợi
nhuận cao, người chăn nuôi tự chủ trong kinh doanh, nhưng cũng có nhiều hạn chế như
thiếu vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm nhiều lúc gặp khó khăn, thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật, rủi
ro cao, nhất là khi xảy ra dịch bệnh.
b) Tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua thương lái
Đối với thịt lợn, kênh tiêu thụ sản phẩm phổ biến như sau: trang trại-thương lái- lò mổ-
người bán lẻ. Theo đó, thương lái đến trang trại mua lợn thịt và thanh toán tiền trực tiếp
cho chủ trang trại, vận chuyển về các lò mổ để thuê giết mổ, chủ lò mổ được hưởng 10.000
đồng/con và một ít sản phẩm phụ. Chủ lò mổ có trách nhiệm thanh toán tiền cho thương lái
sau khi thoả thuận với người hán lẻ tại các chợ. Với phương thức tiêu thụ sản phẩm này,
người chăn nuôi thường bị ép giá nhất là trong những thời điểm diễn biến bất lợi như là
cung vượt cầu hoặc lúc bị dịch bệnh.
c) Phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua chăn nuôi gia công
Đây là loại hình tiêu thụ tương đối phổ biến hiện nay đối với hộ chăn nuôi trang trại gia
công, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gà thịt công nghiệp (chiếm từ 40-45% số lượng trang trại
chăn nuôi) do các công ty 100% vốn nước ngoài triển khai từ nhiều năm nay như: Cty CP
Thái Lan và Công ty Japfa Comteed. Theo đó, các chủ TT tự đầu tư đất đai, lao động;
chuồng trại, thiết bị, vật tư chăn nuôi theo hướng dẫn của công ty. Các công ty cung ứng
toàn bộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hợp đồng
thường được ký trong 10 năm đối với chăn nuôi lợn sinh sản, 5 năm đối với chăn nuôi lợn
thịt và nuôi gà. Giá nuôi gia công đối với gà thịt, lợn thịt thường từ 500-600 đ/kg. Ngoài
tiền công chăn nuôi theo quy định chung, người chăn nuôi còn được hưởng tiền thưởng tùy
thuộc vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vượt mức khoán. Hình thức chăn nuôi gia công này
có ưu điểm là chủ trang trại chủ động được đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thú y) và
đầu ra, được hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi. Về phía các công ty nước
ngoài không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, lao động và đặc biệt là tiêu thụ được thức ăn, con
giống. Đây có thể coi là hình thức liên kết có hiệu quả hiện nay trong chăn nuôi trang trại.
Theo báo cáo của Công ty CP riêng số lượng trang trại chăn nuôi lợn gia công ở phía Nam
là 313 trang trại, với tổng đàn lợn nái là 28.040 con, lợn đực giống là 180 con, lợn thịt
183.100 con thường xuyên có mặt tại trang trại.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số chủ TT thì giá gia công còn thấp, nhất là trong 2 năm
gần đây giá đầu vào như tiền điện, gas, chất độn chuồng, giá công lao động tăng cao,
nhưng chưa được các công ty trả thêm (tăng giá) tiền gia công, do vậy lợi nhuận thu được
của người chăn nuôi chưa cao.
Đồng thời với 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm nêu trên, phương thức tiêu thụ sản phẩm
thông qua HTX chăn nuôi đang manh nha hình thành và bước đầu mang lại lợi ích nhiều
mặt cho người chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi bò sữa, lợn. Đây là mô hình HTX kiểu
mới được thành lập trên cơ sở tự nguyên, tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật chung,
tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch. Với cách làm này các chủ trang trại đã giảm đáng
kể chi phí đầu vào và đặc biệt là chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ trong chăn
nuôi bò sữa có mô hình HTX Đức Hoà - Long An, Ngô Mây-Bình Định, Vĩnh Tường-
Vĩnh Phúc, Trong chăn nuôi lợn như HTX dịch vụ chăn nuôi Nam sách, HTX Đồng Lạc
tỉnh Hải Dương; Hiệp hội chăn nuôi lợn nạc Yên Mỹ - Mỹ Văn - Hưng Yên; HTX dịch vụ
chăn nuôi xã Quý Lộc, Yên Định, Thanh Hóa; HTX chăn nuôi Cổ Đông - Sơn Tây - Hà
Tây Ngoài ra, tại các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Long An, Tiền Giang, TP. Hồ Chí
Minh cũng có nhiều mô hình HTX chăn nuôi hoạt động có hiệu quả làm chỗ dựa vững
chắc cho các chủ trang trại.
Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng gia công (như tinh thần Quyết định
80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ) còn gặp nhiều khó khăn do
chưa có tiếng nói và lợi ích chung giữa 4 nhà, việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chăn
nuôi giữa doanh nghiệp giết mổ, chế biến và người chăn nuôi chưa phổ biến.
9. Lợi nhuận của chăn nuôi trang trại, tập trung
So với phương thức chăn nuôi truyền thống, nhìn chung chăn nuôi trang trại mang lợi
nhuận ổn định làm cho người chăn nuôi. Lợi nhuận chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô, loại
hình chăn nuôi và mức độ đầu tư. Theo kết quả phỏng vấn một số chủ TT thì trong điều
kiện thuận lợi nuôi lợn thịt bình quân thu lãi lừ 100.000- 250.000 đ/con/lứa 4 tháng. Nuôi
lợn sinh sản cho lãi 2-2,5 triệu đồng/nái/năm. Nuôi gà thịt lãi 1.000-4.000 đ/kg, gà trứng
lãi 50-150 đ/quả. Nuôi vỗ béo bò thịt thu lợi khoảng 200.000-500.000 đồng/con, bò sinh
sản lãi 1,5-2,0 triệu đồng/con/năm. Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm-và dịch
LMLM, nên lợi nhuận của chăn nuôi trang trại không ổn định; có nhiều trường hợp thua lỗ.
10. Một số mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung có hiệu quả
a) Mô hình chăn nuôi lợn
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng của dịch bệnh LMLM, nhưng đã xuất
hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại đầu tư lớn có hiệu quả kinh tế cao. Tại khu vực
ĐNB, ĐBSH có nhiều trang trại điển hình như trang trại lợn giống Kim Long (Bình
Dương) nuôi gần 1.050 nái ngoại với tổng mức đầu tư gần 25 tỷ đồng, sản phẩm con giống
bảo đảm chất lượng và chiếm lĩnh được thị trường không những ở khu vực phía Nam mà
cả ở phía Bắc. Trang trại của ông Trần Văn Chiến (Hà Tây) đầu tư 6,5 tỷ đồng nuôi 600
lợn nái bố mẹ, 1.500 lợn thịt, (sản xuất 12.000 lợn giống và 350 tấn thịt lợn/năm), doanh
thu hàng năm gần 10 tỷ đồng. Cũng tại Hà Tây có trang trại của ông Nguyễn An Linh đầu
tư gần 2 tỷ đồng nuôi 300 nái ngoại ông bà và 8 ha hồ cá, thu lợi hàng năm gần 500 triệu
đồng, hiện nay đang tiếp tục đầu tư xây dựng 4 chuồng nuôi lợn thịt với công suất 2.000
con/lứa; trang trại của bà Phạm Thị Lược nuôi 1.200 nái ngoại, Nguyễn Văn Thanh nuôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét