Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở huyện an lão – hải phòng


5
1.3.1.4 Nguyên tắc của kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy - học
Trong quá trình kiểm tra – đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan, tính toàn
diện, tính thường xuyên và hệ thống, tính xác nhận và phát triển, tính quy chuẩn, khoa học
trong kiểm tra đánh giá.
1.3.2. Các hình thức, phương pháp và quy trình kiểm tra – đánh giá
1.3.2.1. Các hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá
Theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT khi đánh giá, xếp loại HS
có 2 lĩnh vực: đánh giá hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực.
Căn cứ đánh giá học lực của học sinh là hoàn thành chương trình các môn học trong
kế hoạch giáo dục của cấp THCS, kết quả đạt được của các bài kiểm tra. Hoạt động kiểm tra bao
gồm các hình thức: Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực
hành. Các loại bài kiểm tra bao gồm: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ (kiểm tra viết từ 1
tiết lý thuyết và thực hành trở lên), kiểm tra học kỳ.
1.3.2.2. Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra – đánh giá
Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra – đánh giá bao gồm các bước: Xác định mục tiêu
đánh giá; Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá; Lựa chọn phương pháp đánh giá; Soạn
thảo công cụ: Viết câu hỏi, đặt bài toán; Sắp xếp câu hỏi, duyệt lại đáp án; Tiến hành đo
lường, kiểm tra; Phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của bài kiểm tra, thi; Điều
chỉnh, bổ sung để hoàn thiện công cụ đánh giá.
1.3.3. Đặc điểm của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở có đặc điểm: giao
Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát ở
tất cả các khâu trên cơ sở tuân thủ Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/10/2006 của
Bộ GD&ĐT và các văn bản có liên quan; Giáo viên giảng dạy là người chủ động thực hiện tất
cả các khâu, từ khâu xác định mục tiêu của kiểm tra đến khâu cuối cùng là ghi chép kết quả
và tổ chức đánh giá học sinh, cụ thể:
1.3.4.1. Về mục đích, căn cứ, nguyên tắc và hình thức đánh giá
Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh THCS sau mỗi học kỳ, mỗi năm học
nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
Căn cứ đánh giá là: Mục tiêu; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ
nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh
giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.
Đánh giá học sinh THCS bao gồm 3 hình thức: Đánh giá bằng nhận xét, kết hợp giữa
đánh giá bằng cho điểm, đánh giá bằng cho điểm
1.3.4.2. Chủ thể đánh giá học sinh trong trường THCS
Các chủ thể tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường THCS hiện
nay là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
1.3.4.3. Phương thức đánh giá học sinh trong trường THCS
Phương thức đánh giá học sinh trong trường THCS hiện nay là: đánh giá thường
xuyên hàng ngày, ghi nhận ở hệ thống sổ bộ như sổ điểm, sổ điểm danh, sổ chủ nhiệm; đánh
giá định kỳ qua bài kiểm tra 1 tiết trở lên và kiểm tra học kỳ. Về số lần, thời điểm kiểm tra
được quy định cụ thể trong phân phối chương trình môn học.
1.3.4. Xu hướng đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập hiện nay
Trên thế giới từ giữa thập niên 1980 đã nỗ ra một cuộc cách mạng thực sự về kiểm tra
– đánh giá với những thay đổi căn bản về cả triết lý, quan điểm, phương pháp và các hoạt
động cụ thể. Những thay đổi này có thể so sánh ở bảng sau:
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trung
học cơ sở

6
1.4.1. Nội dung quản lý của các chủ thể quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học
tập của học sinh trung học cơ sở
1.4.1.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
* Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng GD&ĐT: Phòng GD&ĐT là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình,
nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục … Căn cứ chức năng, nhiệm
vụ có thể thấy hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những
nội dung quản lý của Phòng GD&ĐT.
* Nội dung quản lý của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả
học tập của học sinh:
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các trường THCS trên địa bàn huyện thực hiện Quy
chế về đánh giá, xếp loại học sinh. Tổ chức, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các trường THCS
thông qua Hiệu trưởng nhà trường khắc phục ngay sai sót trong những việc như: Thực hiện
chế độ kiểm tra cho điểm, ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm,
học lực học sinh; Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.
- Tổ chức, chỉ đạo các kỳ khảo sát chất lượng học sinh nhằm đánh giá chất lượng dạy –
học các trường THCS.
1.4.1.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS
* Đối với hoạt động kiểm tra – đánh giá học sinh, Hiệu trưởng trường THCS có nhiệm
vụ:
- Quản lý, hướng dẫn GV, HS thực hiện và phổ biến đến gia đình HS các quy định của
Quy chế kiểm tra - đánh giá.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm và đánh giá nhận xét của
GV. Nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp.
- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ
của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; phê chuẩn việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức
nhận xét của giáo viên bộ môn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.
- Tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định; phê duyệt và công bố danh sách học
sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các môn học.
- Kiểm tra, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện Quy chế kiểm tra – đánh giá phải khắc
phục ngay sai sót trong những việc như: Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm và mức nhận xét;
ghi điểm và các mức nhận xét vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học
sinh; sử dụng, đánh giá xếp loại học lực của học sinh…
* Bên cạnh các nhiệm vụ nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Hiệu trưởng
có thể chủ động tiến hành tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng. Đối với các bài khảo sát chất
lượng học tập của học sinh có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức:
- Khảo sát chất lượng học sinh sau khi dự giờ, thăm lớp để đánh giá giờ dạy của giáo
viên và kết quả học tập của học sinh tại giờ học đó.
- Khảo sát đột xuất không báo trước.
- Khảo sát chất lượng đầu năm, cuối mỗi học kỳ. Với hình thức khảo sát này đòi hỏi
phải được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu trong quy trình kiểm tra – đánh giá.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chịu sự chỉ đạo, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch về
công tác kiểm tra khảo sát chất lượng cũng như sử dụng kết quả khảo sát chất lượng của
Phòng GD&ĐT phục vụ cho quản lý, công tác dạy – học.
* Xuất phát từ những yêu cầu nhiệm vụ nêu trên nên trong quá trình quản lý của mình,
Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
- Quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra – đánh giá; Quản lý khâu ra đề kiểm
tra; Quản lý khâu tổ chức kiểm tra; Quản lý khâu chấm bài, công bố kết quả và ghi điểm;

7
Quản lý hồ sơ kiểm tra – đánh giá.
1.4.1.3. Đối với tổ chuyên môn trường THCS
Xây dựng kế hoạch kiểm tra – đánh giá, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch
nhóm chuyên môn, kế hoạch cá nhân theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình (giám
sát tiến độ, việc chấp hành quy chế, quy trình, nội dung, hình thức, thời điểm tiến hành kiểm
tra – đánh giá, ).
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra – đánh giá thông qua các cuộc
sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo kế hoạch của trường
1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
của học sinh THCS
* Yếu tố nhận thức
Yếu tố nhận thức có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kiểm tra – đánh giá và công tác
quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá. Do vậy, trong quá trình quản lý hoạt động kiểm tra –
đánh giá cần phải giúp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức đúng vai trò của kiểm tra
- đánh giá và có kiến thức nhất định về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh thông
qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về kiểm tra - đánh giá
nói chung, quy chế thi, kiểm tra, nghiệp vụ soạn đề kiểm tra nói riêng
* Kỹ năng sử dụng phương pháp kiểm tra – đánh giá của GV
Sử dụng phương pháp kiểm tra – đánh giá của GVcó vai trò hết sức quan trọng tới kết
quả học tập của học sinh. Nên trong quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá cần chỉ đạo áp
dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau (viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách
quan,…), thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể sửa lỗi, điều chỉnh, bổ sung
những sai sót về kiến thức cho học sinh kịp thời.
* Kỹ năng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá
Kỹ năng quản lý thuần thục sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động kiểm tra – đánh
giá trở lên trôi chảy. Có thể đề cập tới một số kỹ năng cơ bản sau: thiết lập mục tiêu, xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm tra – đánh
giá.
* Ý thức tuân thủ các nguyên tắc của kiểm tra – đánh giá
Trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm tra – đánh giá cần nghiêm túc tuân thủ
các nguyên tắc. Thực tế cho thấy hiện nay là đội ngũ những người làm giáo dục đã và đang trực tiếp
hoặc gián tiếp vi phạm nguyên tắc của kiểm tra – đánh giá. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới mục đích, ý nghĩa của hoạt động này.
* Chế độ, chính sách dành cho hoạt động kiểm tra – đánh giá
Chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động kiểm tra – đánh giá
phù hợp sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm, khả năng chuyên môn, cũng như hạn chế được
những tiêu cực. CSVC trang thiết bị đầy đủ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức kiểm tra – đánh
giá.
* Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh
Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh về kiểm tra – đánh giá cũng có tác động
nhất định. Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của xã hội, của cha mẹ học sinh đã và đang gây
sức ép rất lớn cho giáo dục nói chung và hoạt động kiểm tra – đánh giá nói riêng. Tâm lý này
còn là nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thi cử gây nên những nhức nhối trong
giáo dục. Tuy nhiên thay đổi tâm lý của xã hội, của cha mẹ học sinh cần phải có thời gian, có
những định hướng và cải cách của nhà nước về giáo dục.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 là tổng kết một số cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra – đánh giá nói chung,
về quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở nói
riêng. Qua đó giúp tôi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết
quả học tập của học sinh trung học cơ sở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng để đề xuất một

8
số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
trung học cơ sở trên địa bàn huyện mình.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN AN LÃO - HẢI PHÒNG
Thực trạng hoạt động kiểm tra – đánh giá, quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết
quả học tập của học sinh THCS huyện An Lão – Hải Phòng được tiến hành qua 6 bước: Chọn
đối tượng khảo sát; Chuẩn bị phiếu khảo sát (có sẵn các câu hỏi khảo sát); Tiến hành khảo
sát; Phân tích số liệu; Tổng hợp kết quả; Nhận xét - đánh giá.
2.1. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện An Lão - Hải Phòng
2.1.1. Đặc điểm chung của huyện An Lão – Hải Phòng
An Lão là huyện ven đô nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm
thành phố khoảng 18 km. Có diện tích tự nhiên là 110,85 km
2
; 17 đơn vị hành chính (15 xã và
02 thị trấn) với 34312 hộ dân tương ứng 129563 nhân khẩu; tỷ lệ phát triển dân số khoảng
0,095%. Kinh tế của huyện chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, mức thu nhập bình quân đầu
người thấp, khoảng 1.000.000 đồng/người/tháng.
2.1.2. Tình hình giáo dục THCS huyện An Lão
- Một số ưu điểm: Chất lượng dạy – học có những tiến bộ đáng kể, thể hiện qua chất
lượng HS đại trà ổn định; Chất lượng HS giỏi các cấp tăng cả về mặt số lượng và chất lượng.
- Một số tồn tại: Chất lượng dạy – học mặc dù có sự tiến bộ, song chưa chuyển biến
mạnh mẽ, chưa có những bước đột phá tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đổi mới.
Nguyên nhân:
+ Tinh thần, ý thức, thái độ, chuyên môn nghiệp vụ của CBGV, NV ở một số nhà
trường chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đây đó vẫn còn tồn tại hiện tượng vi phạm qui chế
chuyên môn, qui chế kiểm tra – đánh giá.
+ CSVC trang thiết bị thiếu, lạc hậu, xây dựng trường lớp chậm.
+ Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo chưa phù phù hợp; cơ chế khen thưởng,
kỉ luật chưa động viên, thúc đẩy được toàn thể đội ngũ những người làm công tác giáo dục,
đặc biệt là những CBQL, GV giỏi.
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ
sở huyện An Lão - Hải Phòng
2.2.1. Thực trạng về nhận thức
Biểu đồ 2.1 cho thấy 90,4% CBQL; 88,2% GV đánh giá cao vai trò quan trọng của
hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy-học.
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về vai trò hoạt động kiểm tra – đánh giá (%)

9

Để xác định chính xác thực trạng công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học
sinh THCS huyện An Lão – Hải Phòng, tôi đã tổ chức trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh, cụ thể như sau:
- Đối với CBQL: Số phiếu phát ra: 53; Số phiếu thu về: 52 (98,11%); Số phiếu hợp lệ:
52 (98,11%).
- Đối với GV: Số phiếu phát ra: 170; Số phiếu thu về: 160 (94,11%); Số phiếu hợp lệ:
156 (91,76%).
- Đối với HS: Số phiếu phát ra: 680; Số phiếu thu về: 640 (94,11%); Số phiếu hợp lệ:
615 (90,44%).
Số liệu thu được sau khi tổ chức trưng cầu ý kiến CBQL, GV và HS được xử lý bằng
phần mềm Microsoft Excel 2007, chúng tôi đưa ra những đánh giá sau đây:
2.2.2. Thực trạng hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học
sinh
Hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS huyện An Lão – Hải
Phòng được thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/10/2006
của Bộ GD&ĐT; Quyết định số 507/QĐ-SGDĐT-GDTrH, ngày 15/9/2011 của Sở GD&ĐT
Hải Phòng. Các phương pháp kiểm tra – đánh giá cũng được các nhà trường không ngừng
nghiên cứu, học tập và vận dụng, đặc biệt là hai phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, tự luận.


Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ áp dụng hình thức,
phƣơng pháp kiểm tra – đánh giá (%)

10

Số liệu ở biểu đồ 2.2 cho thấy 76,9% CBQL, 64,1% GV được trưng cầu ý kiến cho
rằng hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá hiện nay là phù hợp; 23,1% CBQL; 35,9%
GV cho rằng hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá hiện nay là chưa phù hợp. Có thể số
CBQL, GV này nhận thấy với những hình thức, phương pháp kiểm tra hiện nay chưa phản
ánh chính xác kết quả học tập của học sinh và cần phải tiếp tục đổi mới nhằm đảm bảo tính
khách quan, công bằng và chính xác.
Bảng 2.7: Đánh giá của GV về thực trạng sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra – đánh giá
đối với các bài kiểm tra định kỳ
TT
Các phương pháp kiểm tra – đánh giá
Mức độ (%)
Thường
xuyên
Đôi khi
Không bao
giờ
1
Tự luận
85,72
14,28
0,0
2
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận
100
0,00
0,0
3
Trắc nghiệm khách quan
100
0,00
0,0
4
Thực hành
0,0
100,0
0,0
Trong quá trình tổ chức kiểm tra, giáo viên đã thường xuyên sử dụng phương pháp kiểm
tra trắc nghiệm khách quan (100%, số liệu bảng 2.7) đối với các bài kiểm tra 15 phút ; thường
xuyên kết hợp phương pháp trắc nghiệm khách quan với tự luận trong các bài kiểm tra viết 1 tiết
trở lên và kiểm tra học kỳ.
2.2.3. Thực trạng các khâu soạn đề kiểm tra
Trình độ, khả năng của GV chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đề kiểm tra còn nhiều
hạn chế, sai sót, thiếu tính khách quan, …
Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL, GV về ngân hàng đề kiểm tra
TT
Đối tượng
Các mức độ đánh giá (%)
Thiếu, chưa đồng
bộ
Đủ, chưa đồng
bộ
Đủ và đồng bộ
1
Cán bộ quản lý
26,6
50,3
23,1
2
Giáo viên
30,7
48,7
20,6
Số liệu bảng 2.8 cho thấy 23,1% CBQL, 20,6% GV cho rằng ngân hàng đề kiểm tra đủ
và đồng bộ; 76,9% CBQL, 79,4% GV đánh giá thiếu, chưa đồng bộ và đủ, chưa đồng bộ. Kết
quả này phản ánh thực trạng ngân hàng đề kiểm tra được xây dựng ở các trường chưa đồng
đều, chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL, GV về công tác ra đề kiểm tra
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Rất
tốt
Tốt
Bình
thường
Không
tốt lắm
Không
tốt
1
Đề kiểm tra tương ứng với thời gian làm
9,62
65,38
19,23
5,77
0,00

11
bài theo quy định
2
Đề kiểm tra phản ánh được mục tiêu môn
học
0,00
34,62
59,62
5,77
0,00
3
Đề kiểm tra tránh được các sai sót
1,92
1,92
65,38
26,92
3,85
4
Đề kiểm tra được đảm bảo bí mật
0,00
5,77
48,08
36,54
9,62
Theo số liệu bảng 2.9 hạn chế bộc lộ ở độ chính xác, tính bảo mật của đề kiểm tra. Tỷ
lệ 30,77% CBQL và GV đánh giá đề kiểm tra thiếu chính xác, nguyên nhân là do trình độ hạn
chế, kĩ thuật lựa chọn, viết câu hỏi chưa tốt thậm chí là tính cẩu thả, chủ quan của một bộ
phận không nhỏ giáo viên; 46,15% CBQL và GV cho rằng đề kiểm tra chưa đảm bảo bí mật,
đánh giá này khẳng định công tác quản lý quy trình kiểm tra – đánh giá là chưa tốt, mà quản
lý đề kiểm tra là một khâu trong đó.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
THCS
2.2.1. Thực trạng tổ chức các kỳ kiểm tra – đánh giá
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của HS về thái độ của GV trong khi coi kiểm tra

Biểu đồ 2.3 cho thấy chỉ có 23,9% HS cho rằng GV coi thi nghiêm túc, còn lại 64,72%
HS nhận xét GV coi kiểm tra còn dễ dãi tạo điều kiện và 11,38% HS cho rằng giáo viên gây
tâm lý căng thẳng. Số liệu này phản ánh thái độ trong coi kiểm tra của giáo viên chưa tốt, tạo
nên bầu không khí thiếu nghiêm túc, thậm chí lộn xộn trong kiểm tra, làm ảnh hưởng tới chất
lượng làm bài kiểm tra của học sinh.
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, HS về mức độ nghiêm túc trong khi coi kiểm tra
TT
Đối tượng đánh giá
Mức độ (%)
Nghiêm túc
Tương đối
nghiêm túc
Chưa nghiêm túc
1
HS đánh giá HS
16,26
51,22
32,52
2
CBQL đánh giá HS
9,62
25,00
65,38
3
CBQL đánh giá GV
3,85
25,00
71,16
Rõ ràng ở đây có sự đánh giá khá tương đồng giữa CBQL và HS về thái độ, mức độ
nghiêm túc của GV. 71,16% CBQL nhận xét trong khi coi kiểm tra giáo viên chưa thực sự
nghiêm túc, thực trạng này là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tính nghiêm túc của học sinh
trong khi làm bài (65,38% CBQL, 32,52% HS đánh giá HS chưa nghiêm túc khi làm bài kiểm
tra) và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới kết quả kiểm tra bị sai lệch, thiếu tính chính
xác, khách quan, công bằng.
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, HS về mức độ phản ánh chất lƣợng
của học sinh qua kết quả kiểm tra

12
TT
Đối tượng đánh giá
Mức độ (%)
Không đúng
Tương đối đúng
Đúng
1
Cán bộ quản lý
0,00
100
0,00
2
Học sinh
4,07
81,79
14,15
Số liệu bảng 2.11 cho thấy 100% CBQL, 85,86% HS đánh giá mức độ là tương đối
đúng và không đúng. Tỷ lệ này có sự chênh lệch tương đối giữa đánh giá của CBQL và HS
(không có CBQL nào đánh giá ở mức độ đúng, 14,15% HS đánh giá ở mức độ đúng), nguyên
nhân là đối với những học sinh có lực học giỏi (tính bình quân trong cả 3 năm học là 15,6%)
sẽ có đánh giá là đề kiểm tra là vừa sức với các em.
Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL, GV về khâu chấm, trả bài kiểm tra
STT
Các mức độ
Chấm bài kiểm tra (%)
Trả bài kiểm tra (%)
CBQL
GV
CBQL
GV
1
Rất tốt
0,00
8,33
0,00
0,00
2
Tốt
80,77
86,54
10,35
75,01
3
Bình thường
13,46
5,13
40,92
19,40
4
Không tốt lắm
5,76
0,00
48,73
5,6
5
Không tốt
0,00
0,00
0,00
0,00
Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy chỉ có 5,76% CBQL đánh giá khâu chấm bài kiểm tra của
GV là không tốt lắm, những trường hợp giáo viên chấm bài chưa tốt này có thể là do sự bất
cấn, thiếu trách nhiệm, không xuất phát từ yếu tố chủ quan hay cố tình.
Phân phối chương trình các môn học không bố trí thời gian trả bài cho HS (trừ môn
Ngữ văn) nên việc trả bài cho học sinh chỉ được thực hiện trong thời gian rất ngắn, không có
sự nhận xét, đánh giá của giáo viên, học sinh phải tự đánh giá bài làm của mình là chính.
Đứng trên góc độ quản lý thì mọi người đều nhận thấy đây là một bất cập (48,73% CBQL
đánh giá khâu trả bài không tốt lắm), GV giảng dạy có nhận thức việc trả bài cho HS chỉ
dừng lại ở việc giao bài kiểm tra cho học sinh là xong (94,4% GV cho rằng việc trả bài của
mình là đảm bảo yêu cầu).
Bảng 2.13: Đánh giá của học sinh về khâu trả bài kiểm tra
TT
Nội dung đánh giá
Mức độ (%)
1
Thời hạn trả bài theo quy định
Không kịp thời
Kịp thời
Rất kịp thời
0,00
93,25
6,75
2
Lời phê trong các bài kiểm tra
Không đầy đủ
Đầy đủ
Rất đầy đủ
29,62
58,05
12,33
3
Nhận xét về kết quả học tập của
học sinh trước lớp
Không thường
xuyên
Thường
xuyên
Rất thường xuyên
67,54
25,26
7,20
Số liệu ở bảng 2.13 tiếp tục cho thấy, khâu trả bài được thực hiện chưa tốt qua những
đánh giá của HS. 67,54% HS đánh giá GV không thường xuyên nhận xét về kết quả học tập
của mình trước lớp; 32,46% HS đánh giá GV thường xuyên nhận xét kết quả học tập. Một bộ
phận không nhỏ giáo viên chưa quan tâm tới việc phê bài kiểm tra, hoặc nếu có sử dụng lời
phê thì cũng rất chung chung, hình thức (29,6% HS đánh giá GV phê không đầy đủ).
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về khâu ghi và quản lý điểm kiểm tra
TT
Đối tượng đánh giá
Mức độ (%)
Rất tốt
Tốt
Bình
thường
Không tốt
lắm
Không tốt
1
Cán bộ quản lý
25,17
56,81
14,25
3,95
0,00
2
Giáo viên
30,39
65,38
4,23
0,00
0,00

13
Số liệu bảng 2.14 cho thấy, chỉ có 3,95% CBQL cho rằng khâu ghi và quản lý điểm
kiểm tra của GV là không tốt lắm, nguyên nhân là do những sai sót khách quan trong quá
trình vào điểm, sao chép điểm và cố tình sửa chữa điểm cho học sinh vào các dịp tổng kết
cuối kỳ với mục đích điều chỉnh, cân đối học lực cho học sinh. Đây không phải là hiện tượng
phổ biến mà cơ bản khâu này đã được thực hiện khá tốt.
2.3.2. Thực trạng quản lý quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
THCS
Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc tổ chức quản lý một kỳ
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh (%)
Nội
dung
Cán bộ quản lý
Giáo viên
Rất
tốt
Tốt
Bình
thường
Không
tốt lắm
Không
tốt
Rất
tốt
Tốt
Bình
thường
Không tốt
lắm
Không tốt
1
0,0
96,15
3,85
0,00
0,00
0,0
92,31
7,69
0,00
0,00
2
0,0
86,54
13,46
0,00
0,00
0,0
88,46
11,54
0,00
0,00
3
0,0
48,08
38,46
13,46
0,00
0,0
46,15
40,38
13,46
0,00
4
0,0
46,15
42,31
11,54
0,00
0,0
44,23
44,23
11,54
0,00
5
0,0
40,00
40,38
19,62
0,00
0,0
38,08
46,31
15,62
0,00
6
0,0
0,00
0,00
28,85
71,15
0,0
0,00
0,00
30,77
69,23
7
0,0
15,38
48,08
36,54
0,00
0,0
17,31
50,00
32,69
0,00
8
0,0
90,38
9,62
0,00
0,00
0,0
92,31
7,69
0,00
0,00

Ghi chú:
Nội dung 1:
Xác định mục đích kiểm tra

Nội dung 2:
Chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra

Nội dung 3:
Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra

Nội dung 4:
Thiết lập dàn bài kiểm tra

Nội dung 5:
Lựa chọn, viết câu hỏi kiểm tra

Nội dung 6:
Phân tích câu hỏi

Nội dung 7:
Tổ chức kiểm tra, chấm điểm

Nội dung 8:
Ghi chép, lưu trữ kết quả kiểm tra
Các khâu: lựa chọn viết câu hỏi; phân tích câu hỏi; tổ chức kiểm tra, chấm điểm được
đánh giá là 3 khâu quản lý yếu nhất: Khâu lựa chọn viết câu hỏi được đánh giá ở mức trung
bình (40,38% CBQL, 46,31% GV đánh giá ở mức độ bình thường; 19,62% CBQL, 15,62%
GV đánh giá ở mức độ không tốt lắm). Khâu phân tích câu hỏi cả CBQL lẫn GV đều đánh giá
là không đạt yêu cầu, là khâu yếu nhất (100% CBQL, GV đều đánh giá là không tốt và không
tốt lắm), nghĩa là trên thực tế trước khi tổ chức kiểm tra, khâu phân tích câu hỏi không được
chỉ đạo thực hiện. Khâu tổ chức kiểm tra cũng được đánh giá không được quản lý tốt (có tới
36,54% CBQL, 32,69% GV đánh giá ở mức không tốt lắm).
Quản lý quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS huyện An
Lão – Hải Phòng là chưa hoàn thiện, một số khâu trong quy trình được quản lý chưa tốt, thậm
chí có khâu còn bị xem nhẹ và bỏ qua.
2.3.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của
học sinh THCS
Bảng 2.16: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động tổ chức
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Nội
Cán bộ quản lý (%)
Giáo viên (%)

14
dung
Rất
tốt
Tốt
Bình
thường
Không
tốt lắm
Không
tốt
Rất tốt
Tốt
Bình
thường
Không tốt
lắm
Không tốt
1
0,0
5,77
76,92
17,31
0,00
0,00
7,69
73,08
19,23
0,0
2
0,0
3,85
28,85
57,69
9,62
5,77
30,77
51,92
11,54
0,0
3
0,0
17,31
44,23
38,46
0,00
0,00
40,38
46,15
13,46
0,0
4
0,0
17,31
46,15
36,54
0,00
0,00
31,15
50,00
18,85
0,0
5
0,0
13,46
11,54
75,00
0,00
0,00
9,62
13,46
76,92
0,0

Ghi chú:
Nội dung 1:
Phân công giáo viên coi kiểm tra

Nội dung 2:
Quán triệt nhiệm vụ cho GV tham gia coi kiểm tra

Nội dung 3:
Xử lý giáo viên coi kiểm tra vi phạm quy chế kiểm tra

Nội dung 4:
Tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra các phòng kiểm tra

Nội dung 5:
Tổ chức lấy ý kiến GV, HS về công tác tổ chức kiểm tra
Số liệu bảng 2.16 cho thấy đại đa số CBQL, GV đều cho rằng sự phân công giáo viên
coi kiểm tra như vậy là hợp lý (76,92% CBQL; 73,08% GV đánh giá ở mức bình thường;
5,77% CBQL, 7,69% GV đánh giá ở mức tốt). Tuy nhiên với tỷ lệ 17,3% CBQL, 19,23% GV
đánh giá ở mức không tốt lắm. Quán triệt nhiệm vụ coi kiểm tra cho giáo viên tham gia coi
kiểm tra được CBQL đánh giá là chưa được thực hiện tốt (57,69% CBQL cho rằng chưa tốt
lắm), ngược lại GV đánh giá là tương đối tốt (11,54% GV cho rằng chưa tốt lắm). Cuối cùng
là khâu tổ chức lấy ý kiến giáo viên và học sinh về công tác tổ chức kiểm tra đều được CBQL
và GV đánh giá chưa tốt (75,00% CBQL, 76,92% GV đều cho rằng không tốt lắm).


Biểu đồ 2.4: Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả quản lý công tác tổ chức kiểm tra –
đánh giá (%)

Biểu đồ 2.4 chỉ rõ, gần 40,38% CBQL, 44,23% GV cho rằng quản lý công tác kiểm tra
hiện tại là chưa hiệu quả. Tỷ lệ đánh giá này là có sự tương đồng và không hề nhỏ, chiếm gần
1 nửa số CB, GV được trưng cầu.
2.3.4. Thực trạng quản lý công tác chấm, trả bài và ghi điểm
Bảng 2.17: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc quản lý công tác chấm,
trả bài và ghi điểm
Nội
dung
Cán bộ quản lý (%)
Giáo viên (%)
Rất
Tốt
Bình
Không
Không
Rất tốt
Tốt
Bình
Không tốt
Không tốt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét