Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty TNHH Đại Tín

- Bước 1: Xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Bước 2: Xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất sản phẩm có tính
đến tổn thất trong quá trình sử dụng.
- Bước 3: Xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hoá.
c- Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng: Nhu cầu vật
tư hàng hoá ở mỗi doanh nghiệp, ngoài những vật liệu chính trực tiếp để sản xuất
sản phẩm còn có những hao phí vật liệu phụ. Một phần những vật tư đó hoặc tạo
điều kiện cho quá trình sản xuất hoặc là sử dụng cho các tư liệu lao động, hao phí
loại này không được điều tiết bởi các mức tiêu dùng cho đơn vị sản phẩm sản xuất
mà bằng thời hạn sử dụng. Thuộc số những vật tư này gồm có phụ tùng, thiết bị,
dụng cụ, tài sản các loại dụng cụ bảo hộ lao động ở đây, thời hạn định mức có
thể quy định không chỉ về mặt thời gian mà cả công việc thực hiện như km lăn
bánh, tấn/ km nhu cầu được tính bằng nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng chia
thời gian sử dụng.
d- Phương pháp tính theo hệ số biến động: Tính nhu cầu vật tư theo phương
pháp này cần dựa vào thực tế sản xuất và sử dụng vật tư trong năm báo cáo,
phương án sản xuất kỳ kế hoạch, phân tích các yếu tố tiết kiệm vật tư, từ đó xác
định hệ số sử dụng vật tư kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
2- Nghiên cứu thị trường:
Đây là quá trình nghiên cứu, phân tích các thông tin về thị trường vật tư
nhằm tìm ra thị trường vật tư đáp ứng tốt nhất nhu cầu vật tư cho sản xuất của
doanh nghiệp. Vì thị trường vật tư là thị trường yếu tố của sản xuất nên mục tiêu
cơ bản của nghiên cứu thị trường vật tư là phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
- Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nên sử
dụng loại vật tư nào có hiệu quả nhất, chất lượng và số lượng vật tư hàng hoá như
thế nào.
- Mua sắm vật tư ở đâu, thị trường trong nước hay ngoài nước, khi nào, mức
giá vật tư trên thị trường là bao nhiêu.
- Phương thức mua bán vật tư và giao nhận vật tư như thế nào.
5
Thông thường khi nghiên cứu thị trường nói chung và thị trường vật tư nói
riêng người ta thường sử dụng hai phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu tại
bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. Mỗi phương pháp nghiên cứu có
ưu, nhược điểm riêng do đó cần có sự kết hợp cả hai phương pháp một cách thích
hợp. Trình tự nghiên cứu thị trường thường trải qua ba bước cơ bản đó là: Thu thập
thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.
Cùng với việc nghiên cứu thị trường vật tư, công tác dự báo thị trường vật tư
đối với doanh nghiệp cũng có một vị trí quan trọng.Cũng như việc nghiên cứu thị
trường, công tác dự báo thị trường tiến hành đồng thời đối với cung, cầu và giá cả
vật tư, hàng hoá. Đây là những động thái về thị trường yếu tố sản xuất mà doanh
nghiệp dự kiến và có khả năng xử lý bằng các giải pháp kinh doanh phù hợp.
3- Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp:
a- Đặc điểm kế hoạch mua sắm vật tư:
Kế hoạch mua sắm vật tư là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch sản xuất
- kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với các kế hoạch
khác như kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế
hoạch tài chính
Trong mối quan hệ này, kế hoạch mua sắm vật tư bảo đảm yếu tố vật chất để
thực hiện các kế hoạch khác, còn các kế hoạch khác là căn cứ để xây dựng kế
hoạch mua sắm vật tư. Trong mối quan hệ với kế hoạch sản xuất , kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm, kế hoạch mua sắm vật tư phải dựa vào những chỉ tiêu trong các kế
hoạch này để xác định nhu cầu. Một khi xa rời những chỉ tiêu trong kế hoạch sản
xuất, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch mua sắm vật tư sẽ không có cơ sở khoa học, dẫn
đến tình trạng ứ đọng vật tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn hoặc không bảo
đảm vật tư cho sản xuất, làm gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nhằm bảo đảm vật tư cho sản xuất theo đúng số lượng, chất lượng và tiến độ
của quá trình sản xuất, kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp phải trả lời được
những câu hỏi như: Cần mua cái gì, chất lượng ra sao, số lượng bao nhiêu, mua lúc
nào, mua ở đâu.
6
Mặt khác cũng phải thấy rõ những đặc điểm riêng biệt của kế hoạch mua
sắm vật tư ( kế hoạch hậu cần ) ở doanh nghiệp để nâng cao chất lượng kế hoạch,
nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc
điểm kế hoạch mua sắm vật tư thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là: Kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp là cac bản tính toán nhu
cầu và nguồn hàng rất phức tạp. Tính chất phức tạp của nó thể hiện ở chỗ trong kế
hoạch có rất nhiều loại vật tư với quy cách chủng loại rất khác nhau, với khối
lượng mua sắm rất khác nhau có thứ hàng trăm tấn, có thứ một vài kilôgam với
thời gian mua khác nhau, đơn vị tính khác nhau.
Hai là: Kế hoạch mua sắm vật tư có tính cụ thể và nghiệp vụ cao. Đặc điểm
này xuất phát từ tính chất của sản xuất bao giờ cũng mang tính cụ thể nên đòi hỏi
kế hoạch mua sắm vật tư phải rất chi tiết cụ thể, phải đặt mua những vật tư thích
hợp phục vụ tốt nhất cho sản xuất. Tính cụ thể và nghiệp vụ cao của kế hoạch mua
sắm vật tư ở doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ số lượng mua sắm sẽ được phân chia
ra cho từng phân xưởng nhất định, trong từng thời kỳ nhất định.
b- Nội dung kế hoạch mua sắm vật tư:
Kế hoạch mua sắm vật tư thực chất là tập hợp những tài liệu tính toán kế
hoạch gồm các biểu tổng hợp nhu cầu vật tư và một hệ thống các biểu cân đối vật
tư. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là bảo đảm vật tư tốt nhất cho sản xuất. Kế hoạch
mua sắm vật tư phải xác định cho được lượng vật tư cần thiết phải có trong kỳ kế
hoạch cả về số lượng, quy cách phẩm chất và thời gian. Bên cạnh việc xác định
lượng vật tư cần mua, kế hoạch mua sắm vật tư còn phải xác định rõ những nguồn
vật tư để thoả mãn các nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy nội dung cơ bản của kế
hoạch là:
Thứ nhất, phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư của doanh nghiệp trong kỳ kế
hoạch như nhu cầu vật tư cho sản xuất, cho xây dựng cơ bản, cho sửa chữa, cho dự
trữ
Thứ hai, phản ánh các nguồn vật tư để thoả mãn các nhu cầu nói trên bao
gồm nguồn tồn kho đầu kỳ, nguồn động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp ( tự chế
tạo ) và nguồn mua trên thị trường.
7
c- Trình tự lập kế hoạch mua sắm vật tư:
Trình tự lập kế hoạch là những bước công việc phải làm để có được kế
hoạch. Đối với các doanh nghiệp, việc lập kế hoạch mua sắm vật tư chủ yếu do
phòng kinh doanh lập, nhưng thực tế có sự tham gia của nhiều bộ phận khác có
liên quan trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trình tự lập kế hoạch mua sắm
vật tư bao gồm những bước công việc sau đây:
Một là: Giai đoạn chuẩn bị. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến chất
lượng và nội dung của kế hoạch vật tư. Ở giai đoạn này, cán bộ của doanh nghiệp
phải thực hiện các công việc sau: Nghiên cứu và thu thập các thông tin về thị
trường các yếu tố sản xuất; chuẩn bị các tài liệu về phương án sản xuất - kinh
doanh ; rà xét bổ sung và xây dựng hệ thống mức tiêu dùng vật tư tính toán lượng
vật tư tồn kho ở các phân xưởng, các công đoạn sản xuất và cả doanh nghiệp
Hai là: Giai đoạn xác định số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ kế hoạch và lượng
vật tư động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, số lượng
vật tư này thường xác định theo phương pháp " ước tính" và phương pháp định
mức. Nguồn vật tư động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp được hình thành chủ
yếu từ những nguồn sau đây:
- Nguồn tự tổ chức sản xuất, chế biến.
- Nguồn thu hồi và sử dụng phế liệu, phế phẩm.
- Nguồn đặt gia công ở bên ngoài doanh nghiệp.
Ba là: Giai đoạn tính toán các loại nhu cầu vật tư của doanh nghiệp. Đối với
các doanh nghiệp sản xuất, để có được kế hoạch mua vật tư chính xác và khoa học
đòi hỏi phải xác định đầy đủ các loại nhu cầu vật tư cho sản xuất. Đây là cơ sở để
xác định lượng vật tư cần mua về cho doanh nghiệp.
Bốn là: Giai đoạn kết thúc của việc lập kế hoạch mua sắm vật tư là xác định
số lượng vật tư hàng hoá cần phải mua về cho doanh nghiệp.
4- Thực hiện kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản xuất ở doanh
nghiệp như: vận chuyển, nhập kho, bảo quản, cấp phát
a- Ý nghĩa và nội dung công tác kế hoạch nghiệp vụ
8
Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp
là toàn bộ những hoạt động diễn ra hàng ngày của phòng quản trị kinh doanh nhằm
bảo đảm đầy đủ, kịp thời và đồng bộ vật tư cho sản xuất. Kế hoạch này có một ý
nghĩa rất lớn, cụ thể:
- Cung ứng vật tư kịp thời, đầy đủ và đồng bộ cho sản xuất.
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất v.v
Những nội dung chủ yếu của công tác kế hoạch - nghiệp vụ về hậu cần vật
tư cho sản xuất gồm: Lập kế hoạch hậu cần vật tư hàng quý, hàg tháng; lập đơn
hàng; tổ chức chuyển đưa vật tư về doanh nghiệp và tiếp nhận vật tư về số lượng
và chất lượng; tìm các biện pháp giải quyết tình trạng thừa thiếu vật tư trong tiêu
dùng sản xuất; theo dõi thường xuyên tình hình bảo đảm vật tư ở doanh nghiệp.
Sau đây sẽ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của công tác quan trọng này.
b- Kế hoạch hậu cần vật tư quý:
Kế hoạch hậu cần vật tư quý của doanh nghiệp lập theo danh mục vật tư cụ
thể. Khi lập kế hoạch vật tư quý, đòi hỏi phải xác định chính xác vật tư tồn kho
ước tính, lượng vật tư gối đầu và lượng vật tư mua sắm. Điều đó cho phép xác định
được mức bảo đảm với từng chủng loại, quy cách vật tư, kịp thời đề ra những biện
pháp cần thiết để mua những vật tư còn thiếu hoặc tránh được dự trữ quá mức.
Cơ sở để lập kế hoạch hậu cần vật tư quý là: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
trong quý, khối lượng sửa chữa; kế hoạch phát triển kỹ thuật mới; định mức tiêu
hao vật tư cụ thể cho từng sản phẩm; tồn kho thực tế từng tên gọi vật tư cụ thể ở
thời gian lập kế hoạch; số lượng từng tên gọi vật tư dự kiến nhập vào và dự kiến
xuất ra cho tiêu dùng sản xuất từ thời điểm lập kế hoạch đến ngày đầu quý kế
hoạch; lượng dự trữ cuối quý theo từng quy cách vật tư.
Khác với kế hoạch mua sắm vật tư năm của doanh nghiệp, kế hoạch hậu cần
vật tư hàng quý là tài liệu làm việc cơ bản của phòng kinh doanh ở doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế hoạch này, phòng kinh doanh tiến hành đặt mua vật tư, tổ chức hạch
toán và kiểm tra mức độ bảo đảm vật tư cho sản xuất, xác định số tiền mua vật tư,
9
lập kế hoạch vận chuyển và bốc xếp vật tư thường kế hoạch vật tư quý được lập
cho cả chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị và phương pháp lập kế hoạch hậu cần vật tư
quý cũng tương tự như kế hoạch vật tư năm của doanh nghiệp.
c- Kế hoạch vật tư tháng và các biện pháp giải quyết thừa thiếu vật tư
Đối với nhiều quy cách vật tư, phòng kinh doanh chỉ cần lập kế hoạch hậu
cần vật tư quý và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó. Còn đối với những vật tư
chính của doanh nghiệp và những vật tư hay mất cân đối thì phòng kinh doanh cần
phải lập kế hoạch hậu cần vật tư hàng tháng. Kế hoạch này lập sau khi đã biết được
khả năng thoả mãn đơn hàng của các đơn vị kinh doanh và lập trước tháng kế
hoạch khoảng từ 7- 10 ngày. Kế hoạch hậu cần vật tư hàng tháng khác với kế
hoạch vật tư hàng quý là ở chỗ có các cột phản ánh thừa thiếu vật tư và những biện
pháp giải quyết thừa thiếu đó.
Lập kế hoạch hậu cần vật tư tháng mới kết thúc giai đoạn lập kế hoạch hậu
cần vật tư của doanh nghiệp. Nhưng công tác kế hoạch nghiệp vụ chưa kết thúc tại
đó, nó còn tiếp tục trong suốt cả quá trình thực hiện kế hoạch. Dù quá trình lập kế
hoạch vật tư có hoàn hảo đến đâu chăng nữa, thì trong quá trình thực hiện vẫn cần
phải có sự điều chỉnh cần thiết do những thay đổi trên thị trường và trong sản xuất
kinh doanh gây ra. Những nguyên nhân dẫn đến điều chỉnh kế hoạch và thừa, thiếu
vật tư phải kể đến:
- Sự thay đổi nhu cầu thị trường và tiếp theo đó là kế hoạch sản xuất.
- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và hoàn thiện tổ chức sản xuất
làm cho mức tiêu dùng vật tư giảm xuống và làm thay đổi nhu cầu.
5- Đánh giá kết quả và điều chỉnh:
Sau khi thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư thì việc đánh giá kết quả và điều
chỉnh hết sức quan trọng để đưa ra những ưu, nhược điểm của kế hoạch giúp kế
hoạch lần sau được chính xác và hiệu quả hơn.
II- NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẬU CẦN VẬT TƯ Ở
DOANH NGHIỆP:
10
1- Nhân tố chủ quan:
a- Bộ máy quản trị:
Công ty TNHH Đại Tín là một công ty chuyên về xây dựng, diện tích
dành cho kho, bãi và hoạt động của công ty không lớn nên nhìn chung bộ máy cơ
cấu tổ chức khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng và các đội. Ban
giám đốc luôn luôn phối hợp với các phòng ban chức năng, đề ra những kế hoạch,
những giải pháp để thực hiện các dự án đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của
công ty có hiệu quả.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị:
*
* Chức năng của các phòng ban trong bộ máy quản trị:
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc. Có trách nhiệm điều hành
công việc hàng ngày, có vấn đề gì mới phát sinh báo cáo Giám đốc để kịp thời xử
lý ngay, không để công việc tồn đọng nâu.
- Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật chung cho công ty. Dựa vào
các hợp đồng kinh tế, các bản vẽ thiết kế công trình để báo cáo Giám đốc, phó
giám đốc về kế hoạch điều động các đội kỹ thuật, đội xây dựng của mình, ngoài ra
còn xây dựng định mức vật tư cho từng công trình. Tham mưu cho ban lãnh đạo
11
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Hành chính
Phòng
KH - Vật tư
Phòng
Kế toán
Đội
kỹ
thuật
Đội
xây
dựng
1
Đội
xây
dựng
2
Kho
bãi 1
Kho
bãi 2
công ty về áp dụng kỹ thuật mới trong xây dựng, xây dựng đội ngũ kỹ thuật giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ nâu dài cho công tác đảm bảo kỹ thuật.
- Phòng hành chính: Quản lý đội ngũ văn phòng, tổ bảo vệ, y tế, nhà bếp
nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần như tiền lương, tiền thưởng của nhân
viên công ty, các lao động thuê ngoài và thể lực cho công nhân viên công ty.
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sử dụng vật tư
thực tế năm trước do phòng kế toán gửi xuống và kết hợp với định mức vật tư của
phòng kỹ thuật qua đó lập kế hoạch vật tư từng kỳ (tháng, quý, năm ). Phải đảm
bảo đủ vật tư cho từng công trình, thường xuyên liên hệ với các nhà cung ứng, các
đại lý để cập nhật giá cả để mua được các loại vật liệu với giá rẻ nhất, ngoài ra còn
phải lập kế hoạch dự trữ vật tư phòng lúc vật tư lên giá hoặc do các loại vật tư han
hiếm. Phối hợp với các phòng ban liên quan để vận chuyển các loại vật tư chia ở
các kho cho thuận tiện với từng công trình.
- Phòng kế toán: Thực hiện việc tổng hợp mọi vấn đề thu - chi của công ty,
căn cứ vào các công trình nhận được, liên kết với các phòng liên quan để chuẩn bị
tài chính để chi phí, hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán, phân tích, tính toán cụ
thể mức độ hoàn thành của từng công trình mà công ty đang làm. Lập bảng tổng
hợp tài sản để đảm bảo cho việc thi công các công trình thuận tiện. Chủ động quan
hệ với các tổ chức tài chính để đảm bảo nhu cầu vốn như gặp gỡ các ngân hang
nông nghiệp, ngân hang thương mại, quỹ tín dụng, đôi khi vay ngoài các tiệm
vàng, các cá nhân làm tín dụng.
b- Đội ngũ lao động:
Ngoài lãnh đạo công ty, số lượng lao động hiện nay của công ty là: 20
người.
Trong đó: - Trình độ đại học: 06 người: 02 Đại học khối kinh tế, 01 Đại
học kiến trúc, 02 Đại học GTVT, 01 Đại học kế toán.
- Trình độ cao đẳng và trung cấp: 05 người: 02 Cao đẳng xây
dựng, 3 trung cấp làm các công việc hành chính, văn phòng.
- Trình độ công nhân kỹ thuật: 09 người, đều là người đã qua
đào tạo chính quy và có kinh nghiệm làm việc nâu năm tại các công ty xây dựng.
12
Ngoài ra công ty còn sử dụng các lao động ngoài, lao động thời vụ để giao
khoán một phần công việc.
Công ty luôn bố trí sắp xếp lao động hợp lý, từng bước hoàn thiện bộ máy
quản lý bằng cách tổ chức công nhân kỹ thuật hợp lý, đào tạo nhiều nhân viên trẻ
có năng lực và trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích nghi nhanh với sự thay
đổi của xã hội.
Tuy mới thành lập nhưng có thể nói công ty TNHH Đại Tín là một trong
những công ty có chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, chăm no đến đời sống
của anh chị em nhân viên trong công ty. Được thể hiện qua bảng lương bình quân
từng năm như sau:
Bảng 1: Bảng lương bình quân từng năm
ĐVT: Tr. đ
STT Đối tượng
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
01
Cấp trưởng, phó
1,7 2 2,5 2,8 3,6
02
Nhân viên kỹ thuật
1,3 1,7 2,1 2,4 2,8
03
NV hành chính
1,2 1,5 1,7 1,9 2,2
04
Công nhân
1,2 1,4 1,5 2 2,3

Nguồn tài liệu:( phòng kế toán công ty)
Nhìn chung tiền lương của nhân viên qua các năm đều có xu hướng tăng
dân, thu nhập của người lao động được đảm bảo. Nên có thể nói đội ngũ cán bộ
công nhân viên trong công ty luôn gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi
công việc. Khi công ty gặp khó khăn thì toàn thể công ty cùng tập trung giải quyết.
Về vấn đề lao động của công ty trong những năm tiếp theo sẽ không khó khăn,
đảm bảo cho công ty thực hiện được chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong tương lai.
c- Kỹ thuật - công nghệ:
Bố trí máy móc thiết bị kỹ thuật là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
quá trình thi công, tiến độ hoàn thành công việc. Máy móc thiết bị hiện đại thì năng
13
suất công việc sẽ cao, trình độ tay nghề của người lao động sẽ nâng lên. Vì vậy
công ty không ngừng cải thiện máy móc thiết bị kỹ thuật cho phù hợp với công
việc. Dự kiến trong những năm tới công ty sẽ nhập một số máy móc hiện đại đang
được các công ty xây dựng sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí xây
dựng.
Hiện nay máy móc thiết bị kỹ thuật của công ty gồm:
STT Chủng loại
Số
lượng
Giá trị
01 Máy xúc Komatsu – PC 120 01 420.000. 000 đ
02 Máy ủi Komatsu – D40 01 200.000.000 đ
03 Máy trộn bê tông 02 100.000.000 đ
04 Ô tô Kamat 03 600.000.000 đ
05 Máy nu 02 250.000.000 đ
06 Máy bắn cao độ 01 40.000.000 đ
07 Máy gạt 01 640.000.000đ
08 Ô tô 5 tấn 02 650.000.000đ
Tổng cộng 2.900.000.000 đ
Nguồn tài liệu: ( phòng kỹ thuật công ty)
Ngoài ra công ty còn một số tài sản phục vụ nhu cầu của công ty như xe con,
nhà xưởng, kho bãi, khu văn phòng.
* Cách thức theo dõi hoạt động máy móc thiết bị công trình:
- Về con người: Các công nhân điều khiển máy móc, thiết bị của công ty đều
phải có đủ bằng cấp cho phép điều khiển, được công ty ký hợp đồng đảm bảo đúng
luật lao động. Ví dụ như: đều được mua bảo biểm, hưởng mọi chính sách, chế độ
thưởng phạt của công ty đề ra.
- Về cách quản lý: Công ty giao trực tiếp máy móc, thiết bị cho lái trưởng
chịu trách nhiệm về an toàn lao động, kỹ thuật của máy. Khi máy móc thiết bị có
vấn đề như hỏng hay phát hiện không an toán thì lái trưởng báo cho cán bộ phụ
trách kỹ thuật để cùng thống nhất cách sửa chữa cũng như kiểm tra độ an toàn
trước khi đưa máy vào làm việc. Hàng ngày phải báo cáo về công ty tình hình hình
hoạt động của máy móc, thiết bị thông qua sổ theo dõi hoạt động của thiết bị.
( Xem bảng trang 15).
SỔ NHẬT KÝ THEO DÕI GIỜ MÁY
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét