Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
Phong trào đấu tranh của công nhân
220
tạo dựng lại phong trào đấu tranh của công nhân cao su ở miền Đông Nam Bộ diễn ra
sôi động trong phong trào đấu tranh chung của giai cấp công nhân và nhân dân cả nước
trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Các công trình
này đã giúp chúng tôi đònh hình khá chuẩn một phần cuộc sống kinh tế-xã hội và văn
hóa và hình thức đấu tranh của công nhân cao su.
Những năm gần đây được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sông Bé, nhiều
công trình nghiên cứu lòch sử truyền thống về công nhân cao su ở đòa phương được
công bố như cuốn “70 năm lòch sử công nhân cao su Dầu Tiếng” (Nxb Tổng hợp Sông
Bé, năm 1990) của Lê Văn Khoa, “Công ty cao su Đồng Phú truyền thống xây dựng và
phát triển (1927-1995)” của Đảng ủy và Ban giám đốc công ty do Sở Văn hoá thông
tin Sông Bé ấn hành năm 1996. Các ấn phẩm này được công bố từ việc tập hợp thông
tin, sử liệu và lời kể của các nhân chứng lòch sử tại đòa phương để khắc họa hình ảnh
của một đội ngũ công nhân cách mạng triệt để, trong hoàn cảnh khó khăn, kiên trì
chiến đấu và chiến thắng. Từ các ấn phẩm này, chúng tôi có sử liệu thực tế về cơ cấu
tổ chức công nhân và các hoạt động đấu tranh của công nhân cao su tại đòa phương.
Ngoài ra còn có một số tập sách viết về lòch sử truyền thống ở đòa phương - những
đòa bàn có liên quan đến phong trào công nhân cao su như “Truyền thống đấu tranh
cách mạng của quân và dân Huyện Bình Long” do Giáo Sư Huỳnh Lứa chủ biên, (Sở
Văn hoá thông tin Sông Bé ấn hành 4-1988); “Sông Bé lòch sử chiến tranh nhân dân 30
năm (1945-1975)” (Nxb Tổng hợp Sông Bé 1990) của Cao Hùng chủ biên… Năm 1993,
Công Đoàn ngành cao su Việt Nam đã công bố một công trình nghiên cứu khá toàn
diện về phong trào đấu tranh cách mạng của đội ngũ công nhân cao su Việt Nam qua
các thời kỳ lòch sử: “Lòch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906-1990)” do
Giáo sư Huỳnh Lứa chủ biên. Tháng 1 năm 2000, Nxb Nông nghiệp Tp. HCM ấn hành
cuốn “100 năm cao su ở Việt Nam” của Đặng Văn Vinh. Đây là một công trình nghiên
cứu lớn có nội dung phong phú và sâu sắc. Tác giả viết về lòch sử tiềm năng và phát
triển cây cao su thiên nhiên ở Việt Nam, về công nhân cao su Việt Nam trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nghiên cứu nguồn tài liệu này, chúng tôi đã cơ
bản nắm chắc đặc điểm môi trường đòa lý, quá trình hình thành đội ngũ công nhân cao
su, những biến động thành phần công nhân, các hoạt động kinh tế, các hoạt động đấu
tranh vì lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
221
Tuy nhiên việc nghiên cứu về phong trào đấu tranh của công nhân cao su ở tỉnh
Thủ Dầu Một vào thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 còn ít, phân tán, chưa có một
công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu trên bình diện toàn cảnh về diễn biến các
mặt đấu tranh, các đặc điểm và những kinh nghiệm lòch sử của phong trào công nhân
cao su Thủ Dầu Một liên tục hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ từ năm
1945 đến năm 1975. Kế thừa những thành quả nghiên cứu khoa học trên, luận án có
cơ sở tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống, tổng thể về cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ của công nhân cao su Thủ Dầu Một thời kỳ từ năm 1945 đến năm
1975.
0.3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tập trung nghiên cứu về phong trào đấu tranh
của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ từ năm 1945 đến năm 1975. Các vấn đề nghiên cứu cơ bản là sự ra đời của đội ngũ
công nhân cao su đầu tiên ở Thủ Dầu Một, những điều kiện, diễn biến, hình thức đấu
tranh, các đặc điểm và những kinh nghiệm lòch sử của phong trào công nhân cao su
Thủ Dầu Một giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.
Phạm vi nghiên cứu của luận án, về thời gian, được giới hạn từ năm 1945 đến
năm 1975. Những vấn đề trình bày trong luận án được sắp xếp theo quá trình phát triển
lòch sử, thể hiện tính liên tục từ năm 1945 đến năm 1975, với những đặc điểm riêng,
điển hình: Công nhân cao su, ngoài việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp bằng cuộc cách
mạng do Đảng lãnh đạo để xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, họ còn thể hiện vai trò không
thể thiếu trong lòch sử đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên,
do tính kế thừa của lòch sử và nhằm minh đònh thời gian 30 năm đấu tranh gian nan của
công nhân cao su, nên luận án đã mở rộng phân tích một số vấn đề chủ yếu có liên
quan về sự hình thành phát triển các đồn điền cao su, sự ra đời của đội ngũ công nhân
cao su và phong trào đấu tranh của công nhân cao su trước Cách mạng Tháng 8 năm
1945.
Về không gian, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu tại các đồn điền cao su
trên đòa bàn tỉnh Thủ Dầu Một cũ. Vì nhiều lý do, đòa giới hành chính tỉnh Thủ Dầu
Một đã nhiều lần thay đổi qua các giai đoạn lòch sử. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Đầu, trong tập sách “Tổng kết nghiên cứu đòa bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh”, Nxb. Tp. Hồ
222
Chí Minh, 1994: năm 1945, tỉnh Thủ Dầu Một gồm 7 quận (từ năm 1947gọi là huyện):
Thủ Dầu Một, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Sông Bé, Bù Đốp; từ năm
1955 đến năm 1975, đòa bàn Thủ Dầu Một cũ được tách ra để thành lập các tỉnh mới
như Bình Dương, Phước Thành, Bình Long, Phước Long, rồi Bình Dương và Bình
Phước. Tuy nhiên, tổ chức các đồn điền cao su thuộc đòa bàn mới trên như Phước Hòa,
Dầu Tiếng, Thuận Lợi, Lộc Ninh, Quản Lợi…. vẫn không thay đổi. Vì vậy, để thuận
tiện, chúng tôi lấy tên Thủ Dầu Một (tên gọi của tỉnh năm 1945) để chỉ toàn bộ phạm
vi nói trên.
Hiện nay, theo phân chia đòa giới hành chính, theo sự quản lý của ngành cao su,
và lãnh đạo các tỉnh quản lý, các công ty cao su thuộc đòa phận tỉnh Bình Dương hiện
nay có: Công ty cao su Phước Hoà, Công ty cao su Dầu Tiếng, Viện nghiên cứu cao su;
tỉnh Bình Phước có: Công ty cao su Phú Riềng, Công ty cao su Đồng Phú, Công ty cao
su Lộc Ninh, Công ty cao su Bình Long.
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Kế thừa các công trình nghiên cứu từ trước đến nay, dựa trên cơ sở hệ thống
phương pháp luận của chủ nghóa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi sử dụng
phương pháp lòch sử kết hợp với phương pháp logic để nghiên cứu, đồng thời kết hợp
với các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như phương pháp thống kê, tổng hợp,
phân tích, so sánh, phỏng vấn nhân chứng và khảo sát thực đòa các vùng cao su.
0.4.2. Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu được khai thác và sử dụng để thực hiện luận án này gồm:
- Các tác phẩm lý luận của Chủ nghóa Mác Lê-nin, của Chủ tòch Hồ Chí Minh
và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về giai cấp công nhân, về đường lối, tư tưởng quân sự
của Đảng để làm rõ các luận điểm và các vấn đề nghiên cứu trong luận án.
- Các công trình nghiên cứu sử học có liên quan đến đề tài được công bố trên
sách, báo, tạp chí… đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, thư viện Khoa học
xã hội & Nhân văn Tp. HCM, thư viện Tổng hợp Tp. HCM, Viện nghiên cứu cao su,
Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương, thư viện tỉnh Bình Dương…
- Các bản báo cáo tình hình, tài liệu tổng kết từng năm của Nam Bộ; của Liên
hiệp Công đoàn Nam Bộ; của Khu 7 và Phân liên khu Miền Đông; Ủy ban kháng
223
chiến hành chánh tỉnh, tỉnh đội Thủ Dầu Một, Thủ Biên. Các tài liệu này được lưu trữ
ở phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quân khu 7, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Bình Dương, Bình Phước.
- Các biên bản hội thảo, hồi ký, lời kể của các nhân chứng lòch sử, tài liệu tổng
kết chiến tranh lưu tại Ban lòch sử của Bộ chỉ huy quân sự và phòng lòch sử Đảng Ban
tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương, Bình Phước; tài liệu khảo sát thực đòa và phỏng
vấn các nhân chứng còn sống ở công ty cao su Phước Hoà, Công ty cao su Dầu Tiếng,
Công ty cao su Bình Long…
Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu, khai thác nguồn tài liệu trong các công trình
lòch sử đòa phương và các tác phẩm của người Pháp viết về cuộc chiến tranh ở Việt
Nam và Đông Dương.
0.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần Mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có các
nội dung chính như sau:
* Chương 1: Công nhân cao su Thủ Dầu Một trước Cách mạng Tháng Tám năm
1945.
Ở chương này, chúng tôi giới thiệu khái quát về lòch sử hình thành vùng đất và
con người Thủ Dầu Một; về sự thành lập, phát triển các đồn điền cao su; sự hình thành
và thành phần đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một; Phong trào đấu tranh của công
nhân đồn điền cao su Thủ Dầu Một trước năm 1945.
* Chương 2: Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong
kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Nội dung chương này tập trung trình bày các hoạt động kháng chiến chống Pháp
của công nhân cao su ở Thủ Dầu Một nói riêng và chiến trường miền Đông Nam Bộ
nói chung. Thành tích của họ đạt được trong thời kỳ này là đã cùng nhân dân đòa
phương xây dựng cuộc sống tự chủ, gìn giữ chính quyền mới. Thời gian làm chủ vườn
cây nhà máy không lâu nhưng đó là triển vọng của cuộc kháng chiến. Giai đoạn lòch
sử này, công nhân cao su Thủ Dầu Một đã thực hiện tốt nhiệm vụ và vai trò của mình
và góp phần xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
224
* Chương 3: Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong
kháng chiến chống Đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
Công nhân cao su Thủ Dầu Một đối diện với cục diện mới của chiến tranh, góp
phần xứng đáng vào việc làm thất bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến
tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ-ng; tham gia vào các chiến dòch
quan trọng để giải phóng đồn điền, giải phóng toàn miền Nam 1975.
* Phần kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu “Phong trào đấu tranh của công nhân cao
su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng từ năm 1945 đến năm 1975”,
bước đầu nêu lên một số đặc điểm và rút ra những bài học lòch sử nhằm phát huy tốt
vai trò lòch sử của mình trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
0.6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Chúng tôi mong muốn luận án có những đóng góp:
- Trình bày một cách hệ thống, tương đối toàn diện lòch sử hình thành, thành phần
công nhân cao su và phục dựng lại gần đầy đủ phong trào đấu tranh - trên tất cả các
lónh vực chính trò, kinh tế, quân sự, văn hoá xã hội - của đội ngũ công nhân cao su Thủ
Dầu Một trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ từ
năm 1945 đến năm 1975.
- Nghiên cứu rút ra một số đặc điểm về phong trào công nhân cao su Thủ Dầu
Một, những kinh nghiệm và bài học lòch sử cho sự nghiệp phát triển ngành kinh tế cao
su và phong trào công nhân cao su ở tỉnh Bình Dương và Bình Phước hiện nay.
- Giới thiệu và cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lòch sử đòa
phương. Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống xây dựng và bảo vệ quê
hương, đất nước, nâng cao lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
225
CHƯƠNG I
CÔNG NHÂN CAO SU THỦ DẦU MỘT
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC ĐỒN ĐIỀN CAO SU VÀ SỰ RA ĐỜI
CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN CAO SU THỦ DẦU MỘT
1.1.1. Khái quát về lòch sử hình thành vùng đất và con người Thủ Dầu Một
Thủ Dầu Một là vùng đất được người Việt khai phá vào đầu thế kỷ thứ XVII. Do
nhu cầu khách quan của quá trình phát triển và ảnh hưởng của chiến tranh, vùng đất
này đã nhiều lần tách ra, nhập lại với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, vùng đất
này và con người ở đây vẫn được tôn vinh là chủ nhân từ xưa và hiện hữu trong khu
vực miền Đông Nam Bộ ngày nay.
Trước thế kỷ thứ XVII, vùng đất Thủ Dầu Một vẫn còn là hoang dã. Những chủ
nhân đầu tiên ở đây là những cư dân Khơme và các dân tộc ít người Stiêng, Châu ro,
Châu mạ, Mơ Nông… sống không tập trung trên các giồng đất cao, các vùng đồi núi,
ven suối, ven rừng. Để sinh sống, họ phá rừng, tỉa lúa, hoặc hái lượm và săn bắt thú
rừng. Cuộc sống du canh du cư của các cư dân bản đòa đã khiến cho vùng đất tự nhiên
này hoang sơ qua nhiều thế kỷ [84;15].
Đến đầu thế kỷ XVII, Thủ Dầu Một cũng như toàn vùng đất Nam Bộ đã thay đổi
do có sự xuất hiện của cư dân mới, chủ yếu là người Việt từ vùng Thuận Quảng di cư
vào. Nguyên nhân của hiện tượng xã hội này chính là do những cuộc chiến tranh
tương tàn của hai dòng họ phong kiến: Trònh - Nguyễn (thời các chúa Nguyễn ở Đàng
Trong và chính quyền Lê, Trònh ở Đàng Ngoài). Dân chúng không sống nỗi trong tình
cảnh binh đao, nô dòch, thiên tai, đói nghèo…, họ quyết đònh rời bỏ làng mạc, xiêu tán
vào phương Nam hội nhập cùng với cư dân bản đòa khai hoang, lập ấp, mưu cầu cuộc
sống an bình, no ấm. Theo dòng di cư của người Việt, các nhóm người Hoa “phản
Thanh phục Minh” cũng lánh nạn vào đây, cùng cộng cư với người dân bản đòa và cư
dân người Việt sinh sống lâu dài.
226
Tiến trình nhập cư của người Việt diễn ra liên tục suốt thế kỷ thứ XVII. Để chính
thức hoá một tình hình thực tế về dân cư và hành chính, mùa xuân năm Mậu Dần
(1698), Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất phương
Nam, xác lập cương thổ, xây dựng thiết chế hành chánh lập phủ Gia Đònh gồm hai
huyện Phước Long với dinh Trấn Biên (gồm toàn bộ miền Đông Nam Bộ ngày nay)
và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn (gồm Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,
Tiền Giang, Long An… ngày nay). Đây là đơn vò hành chánh được xác lập đầu tiên ở
vùng đất phía Nam của Tổ quốc ta [59;12].
Hành trình Nam tiến, khẩn hoang và chuyển dân của các chúa Nguyễn đã tạo nên
những thành quả đáng khâm phục. Thành quả đó không chỉ để làm đủ mạnh một miền
mà ngày xưa gọi là Đàng Trong mà còn tạo dựng được một cương vực trải dài từ
Thuận Hoá đến Cà Mau, chính thức ghi danh vùng đất phía Nam vào trong lãnh thổ
nước Việt Nam. Thành quả đó không thể không kể đến sức lao động của cư dân tại
bản đòa và của lớp đông người Việt di cư mới đến. Mặc dù họ thuộc nhiều thành phần
xã hội khác nhau, vào vùng đất này lập nghiệp với nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng họ sớm hội nhập và phát triển.
Kết quả sau một thế kỷ vào kinh lý vùng đất hoang hoá phương Nam của các
chúa Nguyễn, vùng đất mới dần dần sinh sôi và phát triển sôi động. Cư dân ngày càng
đông, đất đai được khai phá ngày càng nhiều, mưu cầu cuộc sống ngày càng cao. Vì
vậy năm 1808, Gia Long đã đổi dinh ra trấn, nâng huyện lên phủ, nâng tổng lên
huyện. Dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hoà. Huyện Phước Long được đổi thành
phủ gồm bốn huyện: Bình An, Phước Chánh, Long Thành, Phước An, và huyện Tân
Bình cũng đổi thành phủ gồm bốn huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước
Lộc. Lúc này, huyện Bình An thuộc trấn Biên Hoà có diện tích đo đạc và diện tích
thực canh lớn nhất gồm hai tổng là An Thuỷ và Bình Chánh với 119 xã, thôn, phường,
ấp, điếm [84;20].
Tên huyện Bình An đã tồn tại suốt từ đó cho đến khi Pháp lập đơn vò hành chánh
mới, bỏ tên cũ là Bình An, lấy tên mới là Thủ Dầu Một [59;5].
Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Đònh. Do triều đình Tự Đức đi theo đường lối
chủ hoà, nhân nhượng, không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc nên ba năm sau,
227
1862, Pháp chiếm tiếp ba tỉnh Biên Hoà, Gia Đònh, Đònh Tường. Đến năm 1867, Pháp
chiếm luôn ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ là Vónh Long, An Giang, Hà Tiên.
Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kỳ, Pháp cải tổ các đơn vò hành chánh cho phù
hợp với chế độ thuộc đòa. Qua nhiều lần thay đổi và thăm dò, Pháp chia sáu tỉnh cũ ở
Nam Kỳ thành 20 tỉnh mới và trên đòa bàn tỉnh Biên Hoà hình thành ba tỉnh mới là
tỉnh Biên Hoà, tỉnh Bà Ròa, tỉnh Thủ Dầu Một. Tổ chức hành chánh này tồn tại cho
đến năm 1954, khi quân Pháp chòu thua ở Việt Nam phải ký hiệp đònh Giơ-ne-vơ. Đến
khi Mỹ thay chân Pháp, chính quyền Sài Gòn chia tỉnh Thủ Dầu Một thành ba tỉnh:
Bình Dương, Bình Long, Phước Long.
Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam ra quyết đònh
nhập ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long thành tỉnh Sông Bé. Tỉnh Sông Bé
được chia thành tám huyện (Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú,
Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An) và một thò xã (Thủ Dầu Một) gồm 141 xã. Thò xã Thủ
Dầu Một trở thành tỉnh lỵ và là trung tâm kinh tế, chính trò, văn hoá của tỉnh[21;16-17]
Tỉnh Sông Bé mới này có đòa bàn rộng, đòa hình phức tạp, vừa có miền núi, biên
giới, vừa có đồng bằng và trung du, có diện tích 9.532,72 km
2
, dân số 1.177.874 người.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ra quyết đònh chia tỉnh Sông Bé ra thành hai tỉnh
Bình Dương và Bình Phước[21;9].
1.1.2. Thực dân Pháp thiết lập các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một
Thủ Dầu Một trong thời kỳ thuộc Pháp là đòa bàn hợp nhất hai tỉnh Bình Dương
và tỉnh Bình Phước ngày nay. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Thủ Dầu Một từng
được mệnh danh là “công viên của Nam Kỳ”, phía Bắc giáp tỉnh Kratié (Campuchia),
phía Nam và phía Tây giáp sông Sài Gòn và các tỉnh Gia Đònh, Tây Ninh, phía Đông
giáp Sông Bé và tỉnh Biên Hoà.
Là tỉnh có diện tích lớn nhất so với các tỉnh thành Nam Bộ, Thủ Dầu Một còn là
đòa bàn “bản lề” chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng, nối Tây Nguyên và cực
Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long. Đòa hình tự nhiên ở đây mang tính chất
tổng hợp, có đặc tính vừa cao nguyên, trung du, vừa đồng bằng. Phần phía Bắc tỉnh
mang dáng dấp cao nguyên nhưng độ cao thấp, phần phía Nam mang dáng dấp đồng
bằng, nhưng đòa hình không bằng phẳng. Trừ vài vùng có núi cao và bò chia cắt bởi
228
sông, suối, phần lớn ở dạng đòa hình trung bình. Toàn bộ đòa hình ấy được 3 con sông
Đồng Nai, Sông Bé, Sài Gòn chảy qua bồi đắp phù sa và chia cắt thành 2 dạt đất tự
nhiên phía Đông và phía Tây có diện tích gần như bằng nhau. Về thổ nhưỡng, có hai
vùng chính:
- Vùng đất đỏ Bazan, đất đỏ trên đá phiến, đất xám và đất dốc tụ trên đòa hình đồi
núi lớn. Loại đất tự nhiên màu mỡ này rất thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày
có giá trò kinh tế cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su.
- Vùng đất xám, đất vàng nâu, đất phù sa và đất phèn trên đòa hình đồi thấp lượn
sóng và đồng bằng. Nhờ hệ thống các con sông lớn, suối, thác và hồ nên thuận lợi cho
việc trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
Đặc biệt cao su là loại cây chỉ thích hợp với vùng đất phù sa cũ, đất đỏ và đất
xám, loại đất này ở Thủ Dầu Một rất phì nhiêu. Đất sét dễ làm, rất ít chất đá vôi,
thường có nhiều mùn và có hàm lượng hữu cơ lớn. Đất không lẫn cuội và sỏi, ở độ sâu
15 đến 40 mét đất vẫn đồng chất. Ở đây, đất không bò cứng, hút nước mưa, không để
cho nước chảy thành dòng và giữ được độ ẩm tốt.
Khí hậu ở Thủ Dầu Một mang tính chất chung của khí hậu Nam Bộ. Một năm có
hai mùa mưa nắng phân đònh. Nắng nóng, mưa nhiều. [60;120].
Nhiệt độ thay đổi theo mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn.
Sương mù rơi vào ban đêm, tiết trời lạnh, nhưng ban ngày nóng khô đến 37, 39
0
C
[60;121]. Tuy nhiên, khí hậu ở đây tương đối ôn hoà, ít thiên tai, bão lụt, cá biệt có
một vài cơn lốc lớn xảy ra nhưng không gây thiệt hại gì đáng kể.
Xét về giao thông đường bộ, trong tỉnh ngoài những con đường nhỏ hẹp có sẵn từ
trước, khi Pháp đến, Pháp mở thêm quốc lộ 13 nối liền và đi xuyên tỉnh Thủ Dầu Một
từ phía Nam (Lái Thiêu) lên tới phía Bắc cây số 0 vùng Lộc Ninh, giáp biên giới
Campuchia. Chính quốc lộ 13 đã mở đường cho tư bản Pháp vào khai thác vùng đất
Bazan phía Bắc của Thủ Dầu một, lúc đó còn là những cánh rừng rậm hoang dã. Sau
này, quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 (nay gọi là đường Trường Sơn) chạy từ Tây Ninh
qua Dầu Tiếng, Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng đi Tây Nguyên và các tỉnh miền
Trung, nối vào quốc lộ 1 đi thành phố Hồ Chí Minh.
229
Thủ Dầu Một có 3 con sông lớn đầy phù sa: Sông Sài Gòn ở phía Tây làm ranh
giới với tỉnh Tây Ninh; Sông Bé ở phía Bắc chảy qua vùng cư trú của đồng bào Stiêng
(vùng Bình Long), Khơme (vùng Nha Bích); Sông Đồng Nai (gọi là Biên Hòa ngày
xưa) ở phía Đông, làm ranh giới với tỉnh Đồng Nai. Từ đây, giúp cho Thủ Dầu Một dễ
dàng nối với cảng sài Gòn, và thông ra biển lớn ở phía Nam tổ quốc.
Ngoài 3 sông lớn, trong tỉnh còn có nhiều suối, thác… có nước chảy quanh năm.
Sông, suối, thác, hồ cùng với khung cảnh rừng núi và màu đất đỏ tạo nên phong cảnh
ở đây kỳ vó riêng biệt.
Những điều kiện về đòa hình, giao thông, khí hậu, thổ nhưỡng được thiên nhiên ưu
đãi nói trên đã thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu đến
xâm lược.
Trong chính sách khai thác thuộc đòa ở Nam Kỳ, Pháp chú trọng nhiều đến ngành
nông nghiệp. Pháp chủ trương cướp đoạt ruộng đất trên cả ba miền đất nước ta để lập
các đồn điền trồng lúa và các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su,
… Vì thế ruộng công làng xã, ruộng của nông dân khai khẩn bò chiếm đoạt dữ dội.
Năm 1912 số ruộng đất bò chiếm để lập đồn điền lên đến 470.000 hecta, trong đó Nam
Kỳ bò chiếm 308.000 hecta [116;12]. Trong quá trình khai thác thuộc đòa, Pháp sớm
nhận ra rằng việc thu gom những sản phẩm nông nghiệp tuy có lợi nhuận ổn đònh
nhưng không lớn. Vì vậy, Pháp tăng cường khảo sát, điều tra, và đưa nhiều nhà nghiên
cứu khoa học vào sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam, nhằm nghiên cứu tài nguyên
ở thuộc đòa và đưa ra chiến lược khai thác lâu dài.
Đầu tiên là Lu-i Pi-e (J.B. Louis Pierre), một nhà thực vật học người Pháp, đã
khảo sát, điều tra và di nhập nhiều loại cây kinh tế vào nước ta, trong đó có cây cao
su. Năm 1877, ông thử nghiệm trồng hạt cao su đầu tiên ở vườn Bách Thảo Sài Gòn,
nhưng không thành công. Nguyên do là hạt giống không nhiều và ít cây sống sót lại bò
loại bỏ trong các đợt tu chỉnh vườn Bách Thảo Sài Gòn vì ảnh hưởng đến cảnh quan
nơi đây [132;34].
Đến năm 1897, toàn quyền Pôn Du-me (Paul Doumer) thành lập hai trung tâm
nghiên cứu thí nghiệm ươm giống cây cao su từ hạt tươi. Một ở trạm thực nghiệm Ông
Yệm (Bến Cát) do Ra-un (E. Raoul), một dược só, chuyên nghiên cứu thực vật chí ở
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét