Như chúng ta đã biết,đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm:đầu tư vào lao
động,đầu tư vào tài sản cố định,đầu tư vào hàng dự trữ Tất cả việc đầu tư này
nhằm mục đích tạo ra 1 sản phẩm với chất lượng cao,mẫu mã đẹp để đáp ứng nhu
cầu của con người trong xã hội hiện đại.Điều này đã được chứng minh,trong những
năm qua các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì căn bản
nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm,hạ giá thành
− Thứ ba:Tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất,tăng lợi nhuận
Không có doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh lại không đặt mục tiêu
về lợi nhuận.Không chỉ là mong muốn có lợi nhuận mà họ còn mong muốn số tiền
đầu tư của họ còn không ngừng phải tăng lên tức là quy mô lợi nhuận phải ngày
càng mở rộng.Trong khi đó lợi nguận lại được quyết định bởi doanh thu theo công
thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Trong khi đó doanh thu có lớn hay không lại phải phụ thuộc vào quá trình đầu tư
của doanh nghiệp,nếu đầu tư đạt hiệu quả cao sẽ tạo điều kiện giảm chi phí sản
xuất,tăng lợi nhuận.
− Thứ tư:Góp phần đổi mới công nghệ,trình độ khoa học kĩ thuật trong
sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc đổi mới
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình.Và một trong các công việc đầu tư của
doanh nghiệplà đầu tư vào tài sản cố định.Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tiến
hành mua sắm máy móc thiết bị,đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất,đổi
mới sản phẩm cả về chủng loại mẫu mã và chất lượng Như vậy có thể thấy vai trò
to lớn của đầu tư cho công nghệ cũng như hiện đại hóa máy móc thiết bỉtong quá
trình sản xuất.Hay nói cách khác đầu tư góp phần đổi mới công nghệ và trình độ kĩ
thuật.
− Thứ năm:Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để hoạt động được và hoạt động hiệu quả,bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có
đội ngũ lao động có trình độ.Trình độ của người lao động ảnh hưởng đếnquá trình
sản xuất và kinh doanh , tới chất lượng sản phẩm.Cùng với điều kiện sản xuất như
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
5
nhau nhưng lao động có trình độ sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.Đầu tư
vào lao động bao gồm đầu tư vào cán bộ quản lí,tay nghề công nhân,các chi phí để
tái sản xuất sức lao động.
3.Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp:
3.1.Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển:
3.1.1.Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành các
hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm: các chi phí cho công tác xây dựng,chi
phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị,chi phí quản lí và chi phí khác theo quy
định của thiết kết dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
Khối lựong vốn đầu tư thực hiện bao gồm:
-Chi phí xây dựng
-Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị
-Chi phí quả lí dự án và các chi phí khác
3.1.2.Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:
Tài sản cố định huy động là một công trình hay hạng mục công trình,đối
tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây
dựng,đã làm xong thủ tục nghiệm thu,sử dụng,có thể đưa ra hoạt động ngay được.
Năng lực phục vụ sản xuất tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản
xuất,phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sản xuất để sản xuất ra
các sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy địng đã được ghi trong
dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Nói chung,đối với công cuộc đầu tư mang quy mô lớn,có nhiều đối
tượng,hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng
hình thức huy động bộ phận sau khi từng đối tượng,hạng mục đã kết thúc quá trình
xây dựng,mua sắm,lắp đặt của dự án.Còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô
nhỏ,thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất
cả các đối tượng,hạng mục công trình đã kết thúc xong quá trình xây dựng,mua
sắm,lắp đặt.
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
6
Các tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản
phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư,chúng có thể được biểu hiện bằng tiền
hoặc bằng hiện vật.
Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy động tính theo giá trị dự toán
hoặc giá trị thực tế tùy thuộc mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu
kinh tế hay quản lí các hoạt động đầu tư.Cụ thể giá trị dự toán được sử dụng làm cơ
sở để tính giá trị thực của các tài sản cố định,để lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính
khối lượng vốn đầu tư thực hiện.Gía trị dự toán là cơ sở để tiến hành thanh quyết
toán giữa chủ đầu tư và các đơn vị nhận thầu.
Còn giá trị thực tế của các tài sản cố định huy động sẽ được sử dụng để kiểm
tra việc thực hiện kỉ luật tài chính,dự toán đối với công cuộc đầu tư từ nguồn ngân
sách được cấp,để ghi vào bảng cân đối tài sản cố định của cơ sở,là cơ sở để tính
mức khấu hao hàng năm,phục vụ cho công tác hạch toán kinh tế của cơ sở,đánh giá
kết quả hoạt động tài chính của cơ sở.
3.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển:
Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu
hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để
đạt được hiệu quả đó.
Kết quả được đem ra so sánh có thể là kết quả ban đầu,trung gian hoặc kết
quả cuối cùng.Vì thế,tương ứng có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau,có các tác dụng
khác nhau,có thể là kết quả trực tiếp,gián tiếp với các mức độ khác nhau.
Chi phí được chọn để so sánh cũng bao gồm nhiều loại khác nhau như:chi
phí thường xuyên,chi phí một lần( nguồn lực của nền sản xuất xã hội).Tương ứng
cũng có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau,có các tác dụng khác nhau.
Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối.Chỉ tiêu
hiệu quả sẽ được tính từ các loại so sánh trên,có tác dụng khác nhau trong đánh giá
và phân tích kinh tế.
3.2.1.Khái niệm hiệu quả đầu tư:
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
7
Hiệu quả đầu tư là khái niệm mở rộng,là một phạm trù kinh tế khách quan
của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Sự hoạt động của các
quy luật kinh tế khách quan và của quy luật kinh tế cơ bản khác của nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ trong đó có hoạt động đầu tư phải đem lại hiệu quả tài chính,kinh tế
xã hội,đồng thời cũng phải tạo ra những điều kiện để cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh,dịch vụ đạt được hiệu quả tài chính,kinh tế xã hội ngày càng cao.
Hiệu quả của đầu tư là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa
kết quả kinh tế xã hội đạt được với chi phí đầu tư bỏ ra để đạt được kết quả đó trong
một thời kì nhất định.Trên góc độ của nền kinh tế quốc dân,hiệu quả đầu tư được
thể hiện tổng hợp ở mức độ thỏa mãn của đầu tư với nhu cầu phát triển kinh tế,nâng
cao dời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.Xét trên phạm vi từng
ngành,từng doanh nghiệp,từng giải pháp kĩ thuật thì hiệu quả của đầu tư được thể
hiện ở mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế,chính trị,xã hội đã đề ra cho
ngành,cho doanh nghiệp,cho từng giải pháp kĩ thuật khi thực hiện đầu tư.
Hiệu quả của đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù
kinh tế thể hiện sự phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu ( tùy theo loại hình đầu
tư,đầu tư thành lập hay đầu tư thường xuyên ).Nó phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp.Nó là chỉ tiêu
tương đối được biểu hiện bằng kết quả đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp so với chi phí đầu tư ban đầu hay chi phí đầu tư tái sản xuất (chỉ tiêu hiệu
quả thuận) hay ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch).Các chỉ tiêu nà còn được gọi là
chỉ tiêu năng suất.
3.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp:
Nguyên tắc chung để tính các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư là lần lượt so sánh
các kết quả đem lại với chi phí vốn đầu tư được thực hiện để thu được các kết quả
đó.Tiếp đến so sánh các kết quả tính được với định mức,kế hoạch của các thời kì
trước,với các công cuộc đầu tư cùng tính chất.Chẳng hạn:
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
8
Nếu gọi E
0
là chỉ tiêu hiệu quả định mức,E
1
là chỉ tiêu hiệu quả thực tế,trong
đó:
Kết quả đạt được
Chi phí vốn tương ứng
nếu E
1
>E
0
thì công cuộc đầu tư là có hiệu quả
nếu E
1
<E
0
thì công cuộc đầu tư không đạt hiệu quả
Các kết quả do hoạt động đầu tư đem lại cho doanh nghiệp,cho nền kinh tế
rất đa dạng và là điều tất yếu của quá trình thực hiện đầu tư.Các kết quả đó có thể là
lợi nhuận thuần,là mức tăng năng suất lao động,là số lao động có việc làm do hoạt
động đầu tư tạo ra,
Do đó để phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư,người ta phải sử dụng một
hệ thống các chỉ tiêu.Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử
dụng trong những điều kiện nhất định.Trong đó,chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được sử
dụng rộng rãi.Tuy nhiên chỉ tiêu này có thể thay đổi theo thời gian nên khi sử dụng
các chỉ tiêu bằng tiền phải đảm bảo tính so sánh về mặt giá trị theo thời gian.
Tùy thuộc phạm vi phát huy tác dụng và bản chất của hiệu quả ( thống kê) ta
sử dụng những chỉ tiêu sau đây:
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư:
− Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
− Hệ số huy động tài sản cố định
− Sản lượng tăng thêm/vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên cứu của
doanh nghiệp
− Doanh thu tăng thêm/vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên cứu của
doanh nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội:
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
9
− Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kì nghiên cứu của doanh
nghiệp so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên cứu của doanh
nghiệp
− Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong
kì nghiên cứu của doanh nghiệp
− Mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên
cứu của doanh nghiệp
− Số chỗ việc làm tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì
nghiên cứu của doanh nghiệp
II-Giới thiệu về công ty cổ phần May 1 Nam Định:
1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty dệt Nam Định:
Công ty dệt Nam Định là một doanh nghiệp Nhà nước thành viên của Tổng
công ty Dệt may Việt Nam chuyên sản xuất,kinh doanh,xuất nhập khẩu các sản
phẩm dệt,sợi,may mặc do Nhà nước là chủ sở hữu.
Công ty được thành lập từ năm 1889 do một tư sản Hoa kiều quản lý với 9
máy kéo sợi và 100 công nhân.Qua quá trình 115 năm hình thành và phát triển công
ty đã trở thành 1 trong những cái nôi của ngành dệt,đã đào tạo được đội ngũ công
nhân đông đảo,lành nghề cho công ty cũng như cho các đơn vị khác.Trung bình
hàng năm công ty cho ra đời hàng triệu met vải,hàng trăm triệu khăn các loại và gần
1 triệu sản phẩm may.Từ ngày hòa bình lập lại đến nay,công ty đã nhiều lần thực
nghiệm cải tiến đổi mới thiết bị đạt nhiều thành tích trong sản xuất và kinh
doanh,thực tốt kế hoạch Nhà nước giao trong từng thời kì,giải quyết nhiều lao động
cho xã hội.Các sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi trong cả nước và nước
ngoài,được ưa chuộng nhất là khăn ăn,quần áo may mặc sẵn ở thị trường Nhật Bản
và EU.
Công ty áp dụng cơ chế quản lí một thủ trưởng,Tổng giám đốc là người lãnh
đạocao nhất của công ty,điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,chịu trách
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
10
nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động diễn ra tại công ty,bảo toàn và phát
triển vốn được giao.Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc,Kế
toán trưởng và giám đốc các nhà máy,xí nghiệp thành viên.Hiện nay tổ chức bộ máy
của công ty có 3 phòng ban chức năng ,11 đơn vị thành viên và 3 công ty liên kết
trong đó có Công ty cổ phần May 1.
Quy trình công nghệ của công ty là một dây chuyền sản xuất khép kín,từ
nguyên liệu chính là bông kéo thành sợi,dệt thành vải và gần đây là sản phẩm may
mặc.
1.2.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 1:
Công ty cổ phần May 1 Nam Định là 1 doanh nghiệp Nhà nước sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu.Được tách ra từ Tổng công ty Dệt Nam Định từ tháng
8/2003 theo quyết định của Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt Nam Định công ty
hiện nay là 1 công ty liên kết với công ty Dệt Nam Định trong việc sản xuất và nâng
cao hàng may mặc xuất khẩu bằng nguồn nguyên liệu của công ty Dệt Nam Định.
Công ty cổ phần May 1 được thành lập từ năm 1988 ( lúc đó vẫn mang tên
là xí nghiệp May 1 trực thuộc công ty Dệt Nan Định ) để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty dệt Nam Định.Bằng sự năng động sáng tạo các cán bộ công
nhân viên của công ty đã sản xuất những mặt hàng truyền thống như:áo sơ mi,quần
thể thao,áo jacket Ngoài sự chiếm lĩnh thị trường trong nước,sản phẩm của công ty
còn có mặt và rất được ưa chuộng trên thị trường Đài Loan,Đức,Nhật Bản,Hàn
Quốc Là một công ty làm ăn có hiệu quả ,hàng năm công ty đã sản xuất 1 triệu
sản phẩm may và hơn 300000 sản phẩm thêu các loại đưa doanh thu xuất khẩu của
toàn công ty hàng năm đạt khoảng 10 triệu USD.
Công ty có đủ tư cách pháp nhân,có con dấu riêng,hạch toán kinh tế độc
lập,tự chủ về tài chính,tự chịu kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh và các cam
kết kinh doanh của mình.Tài khoản của công ty được đăng ký tại Ngân hàng Công
thương tỉnh Nam Định,Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2.Chức năng,nhiệm vụ của công ty cổ phần May 1 Nam Định:
2.1.Chức năng của công ty cổ phần May 1 Nam Định:
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
11
Từ khi được tách ra hoạt động như 1 công ty độc lập công ty có chức năng
sản xuất,kinh doanh hàng may mặc theo kế hoạch,quy hoạch của công ty và theo
yêu cầu của thị trường:từ đầu tư,cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm,mua bán nguyên
phụ liệu,phụ tùng và các hàng hóa liên quan đến ngành may mặc,hợp đồng liên kết
với các đơn vị trong và ngoài công ty,tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy
định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do công ty giao như : mua bán sắt, thép,
kim loại màu và phế liệu kim loại, hàng kim khí điện máy, các sản phẩm gia dụng,
các sản phẩm nông sản và thực phẩm công nghệ.
2.2.Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần May 1 Nam Định:
Sơ đồ tổ chức của công ty như sau:
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
12
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức
lao động
Phòng kế
hoạch vật tư
Phòng kế toán Phòng kĩ thuật
Chức năng của các phòng ban trong công ty:
− Giám đốc:là người đứng đầu công ty,chịu trách nhiệm cao nhất trong việc
quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty.Tìm hiểu thị trường trong nước
và ngoài nước để có quyết định đúng đắn nhất về mẫu mã,chất lượng của sản
phẩm mính sản xuất ra.Hàng ngày nắm bắt được các thông tin và xử lý các
thông tin ở các phòng ban trong công ty.
− Phó giám đốc:là người tham mưu cho giám đốc phụ trách toàn bộ các quy
trình công nghệ,thiết bị máy móc,chất lượng sản phẩm,phụ trách việc tìm hiểu
khách hàng,giao dịch và tiêu thụ sản phẩm.
− Phòng tổ chức lao động:theo dõi chế độ sắp xếp và bố trí phân công lao
động,quản lí theo dõi kiểm tra lao động,xây dựng định mức lao động trên các
sản phẩm một cách chính xác.Theo dõi lượng lưu trữ hồ sơ,theo dõi số lượng
lao động chuyển đến và chuyển đi.
− Phòng chuẩn bị sản xuất:chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch sản
xuất,xác định mức tiêu hao vật tư,nguyên vật liệu.Đề xuất ra những giải pháp
kĩ thuật mới phù hợp với công nghệ,kết hợp với cong đoàn đưa ra những biện
pháp tổ chức hợp lí.
− Phòng kế toán:cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của công
ty cho giám đốc điều hành và quản lý kinh tế đạt hiệu quả cao.Phòng kế toán
tính lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên của công ty.
− Phân xưởng cơ điện:có nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng các loại máy may,máy
vắt sổ phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty luôn ở trạng thái
bình thường.
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
13
PX cơ điện PX cắt PX may PX hoàn tất
− Phân xưởng cắt:thực hiện các công đoạn cắt các mẫu hàng theo đơn đặt hàng
rồi nhập kho bán thành phẩm,sau đó chuyển sang cho phân xưởng may.
− Phân xưởng may:thực hiện công đoạn may và hoàn thiện các loại sản phẩm.
− Phân xưởng hoàn tất:các sản phẩm may xong được đính các loại
nhãn,mác,là,đóng,đóng kiện rồi nhập kho thành phẩm của công ty.
III-Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần May
1 Nam Định:
1.Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển của công ty:
Trưởng thành từ công ty Dệt Nam Định,một trong những chiếc nôi của
ngành dệt may Việt Nam,công ty cổ phần May 1 Nam Định từ lâu vẫn được coi là
nhà cung ứng hàng đầu cho thị trường may mặc trên dịa bàn tỉnh Nam Định.Hơn
20 năm xây dựng và trưởng thành,ngay từ khi còn là một xí nghiệp trong công ty
Dệt Nam Định,công ty đã chứng kiến và vượt qua nhiều thăng trầm,biến cố,lúc
thịnh,lúc suy cùng ngành và nhiều đơn vị anh em.Thực hiện chiến lược tăng
tốc,phát triển của ngành dệt may,công ty đang phấn đấu để hoàn thành thắng lợi kế
hoạch mà Tập đoàn Dệt may Việt Nam giao cho,vươn lên tầm phát triển cao
hơn,bền vững hơn.
1.1.Hoạt động đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty:
Đó là hoạt động thường xuyên mà công ty cổ phần May 1 Nam Định không
ngừng nỗ lực thực hiện nhiều năm qua nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao
và đa dạng của khách hàng.Nhà xưởng được cải tạo,nâng cấp và mở rộng ,các loại
máy móc,thiết bị phục vụ sản xuất được đổi mới,cải tiến theo công nghệ Nhật
Bản,Mỹ,Đức,Đài Loan với công suất 5 triệu sản phẩm/năm.Cùng đội ngũ công
nhân đông đảo,trên 350 người với trình độ tay nghề cao,mỗi năm công ty cho ra đời
hàng triệu sản phẩm áo sơ mi,áo jacket,áo khoác,áo phông,quần áo lót cung cấp
cho các thị trường EU,Nhật Bản,Canad,Đài Loan,Hàn Quốc
Riêng năm 2006,công ty đã đầu tư 2 dự án có tổng trị giá hơn 12,4 tỷ
đồng.Trong đó,11 tỷ đồng được dành cho dự án đầu tư xây dựng phát triển mới nhà
SV: Ph¹m Hoµi V¨n Kinh tÕ §Çu t 47B
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét