- Số liệu được sử dụng trong đề tài là các số liệu được thu thập tại các cơ
quan ban ngành của tỉnh Tiền Giang gồm: Phòng Nông – Lâm – Ngư thuộc Sở
Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang,
Trạm thú y huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Phòng
Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành.
Do tính chất của hoạt động nuôi gà công nghiệp thường chăn nuôi tập trung.
Do đó các số liệu sơ cấp trong đề tài là các số liệu thu thập tại các hộ nuôi có quy
mô tập trung từ 200 con trở lên.
1.4.2 Thời gian
- Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 6 năm
2007.
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2003 đến năm 2007.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 4 và tháng 5 năm 2007.
+ Số liệu thứ cấp là các số liệu từ năm 2003 đến cuối năm 2006 và số kế
hoạch năm 2007.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả sản xuất của việc nuôi gà công nghiệp lấy trứng của các nông hộ
chăn nuôi tập trung dạng cơ sở chăn nuôi.
- Các nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành -
tỉnh Tiền Giang.
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì
nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp
cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản xuất, cụ
thể như sau:
Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản
xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp sản
phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan;
phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết
quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp
hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến
5
sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm.
Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp
Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan;
phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô
diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế
chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng
hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn
trên 03 hecta.
Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà
công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp
khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê,
mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho
thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các trại
nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại nuôi theo
hình thức chuồng hở.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ do tác
động của dịch cúm gia cầm tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hiện chưa có
nghiên cứu cụ thể. Cho nên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu vấn đề này trong
thời gian thực tập tốt nghiệp đại học của mình.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
6
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và
dịch vụ hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia
đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông - lâm -
ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế- xã hội,
tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra
sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần
tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm
cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ.
2.1.1.2 Khái quát về chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn
nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu
hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về
các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn
nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp
chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển
ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững.
Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi
phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức
di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung
tĩnh tại theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng
có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao.
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là phương thức chăn nuôi hoàn
toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương châm cơ bản của
chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu
quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích
lũy năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm. Thức ăn cho chăn nuôi
công nghiệp thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các
7
kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với
chu kỳ nuôi ngắn nhất. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi mức đầu tư
thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên nên năng suất sản
phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng kém hơn chăn nuôi chăn nuôi tự
nhiên kể cả về giá trị dinh dưỡng hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy vậy, chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả
thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng suất
và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội.
Mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi để đến năm 2010 sẽ có tổng đàn đạt
275 đến 280 triệu con, tốc độ tăng trưởng 6% đạt 42 đến 43 vạn tấn thịt, 5,5 đến 6
tỷ quả trứng.
Năng suất: trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng năng suất trong chăn
nuôi chính là lượng trứng thu được ở mỗi con gà trong một lứa nuôi.
2.1.1.3 Chi phí
Trong các hoạt động sản xuất nông nói chung cũng như trong chăn nuôi gà
công nghiệp nói riêng các nhà quản lý thường chia theo mức độ hoạt động kinh
doanh, đó là cách ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí
người ta chia toàn bộ chi phí thành 3 loại:
a) Chi phí khả biến: là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo
sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức
độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ
hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả
biến chỉ phát sinh khi có hoạt động.
Trong nuôi gà công nghiệp chi phí khả biến bao gồm chi phí con giống, chi
phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí điện, chi phí nước và một số chi phí khác
như chi phí gas…
b) Chi phí bất biến: là những chi phí có tổng số của nó không thay đổi khi có
mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí bất biến có thể chia thành hai loại: chi phí bất
biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng chi phí bất biến là các chi phí
chuồng trại, chi phí lồng nuôi, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí trang thiết bị và
một số chi phí cố định khác… phục vụ cho chăn nuôi như thiết bị vận chuyển thức
8
ăn, máng ăn, máng uống, dụng cụ làm vệ sinh, quạt, moteur dùng phun xịt nước
cho gà khi trời nóng…
c) Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất
biến và yếu tố khả biến.
d) Chi phí cơ hội:
Ngoài ra đối với các nhà kinh tế, một trong những chi phí quan trọng nhất là
chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản xuất
đều có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng. Khi một
đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn sàng để sử
dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị
mất đi. Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:
Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một
đầu vào đã được sử dụng cho một mục đích khác.
Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này
được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất.
2.1.1.4 Thu nhập
Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian của hộ vào các hoạt động sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ các
hoạt động chính này. Bên cạnh đó một số hộ có một số nguồn thu nhập từ các
nguồn khác như từ các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, tiền lương và các
khoản trợ cấp…
2.1.1.5 Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên
các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao
nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả.
Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên qua đến một vài chỉ tiêu cụ thể.
Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta
thường đề cập đến ba nội dung cơ bản đó là:hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân phối.
9
a) Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là,
khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ
không hiệu quả.
b) Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất
định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ
thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp tối
đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương
ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật
dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất
định.
c) Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà
người tiêu dùng cần nhất hay nói các khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi
ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất.
2.1.1.5 Các chỉ tiêu tài chính
+ Doanh thu = số lượng sản phẩm (chính, phụ) x giá bán tương ứng với loại
sản phẩm đó.
+ Chi phí = chi phí cố định + chi phí lao động + chi phí biến đổi khác
Trong đó:
• Chi phí cố định = chi phí chuồng trại + chi phí trang thiết bị + chi phí dụng
cụ chăn nuôi + chi phí cố định khác.
• Chi phí biến đổi = chi phí thức ăn + chi phí thuốc thú y + chi phí điện +chi
phí nước + các loại chi phí biến đổi khác
• Chi phí lao động = (số lao động nhà + số lao động thuê) x công nhật
+ Doanh thu/ chi phí đo lường tổng số tiền thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí
đầu tư.
+ Lợi nhuận/ chi phí đo lường lợi nhuận của hộ thu được khi bỏ ra 1 đồng
chi phí đầu tư.
+ Lợi nhuận/ doanh thu đo lường trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
2.1.2 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
10
Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn
tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường
bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ
một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt
được lợi ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước lượng sự đánh đổi thực
giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên
kinh tế của mình.
Phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê
những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên
quan, và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân
tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là
một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
2.1.3 Phương pháp phân tích hồi quy nhiều chiều
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu nào đó. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và
nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+…+β
k
X
k
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc.
X
i
( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập.
Các tham số β
0
, β
1
…, β
k
được tính toán bằng phần mềm SPSS.
Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau:
Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên
tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X
i
,
R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ. ( -1 ≤ R ≤ 1)
Hệ số xác định đã điều chỉnh R
2
(Adjusted Corfficient of Determination),
đây là một chỉ số quan trọng để chúng ta nên thêm một biến độc lập mới vào
phương trình hồi quy hay không.
Giá trị Significance F, giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý
nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó, và giá trị Significance F cũng là cơ sở
11
để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H
0
trong kiểm định bao quát các
tham số của mô hình hồi quy. Nói chung F càng lớn, khả năng bác bỏ giả thuyết
H
0
càng cao - giả thuyết H
0
cho rằng tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0, nghĩa
là các biến độc lập (X
i
) không liên quan tuyến tính tới biến phụ thuộc Y.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Chăn nuôi là một trong hai ngành nông nghiệp phát triển nhất của nền nông
nghiệp Việt Nam. Nó góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng chung của ngành
nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành quan trọng,
đóng vai trò cung cấp thịt trứng cho nhu cầu thực phẩm của con người. Tuy nhiên
khi dịch cúm gia cầm xã hội Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả nặng nề. Cụ
thể số lượng gia cầm bị mắc bệnh chết và tiêu hủy theo từng đợt trên cả nước như
sau:
Bảng 1: Số lượng gia cầm bị cúm trên toàn quốc trong 3 đợt dịch
ĐVT: con
ĐỢT DỊCH GÀ VỊT,
NGAN
CÚT TỔNG
CỘNG
I (cuối 2003 đầu 2004) 30,41 triệu 13,53 triệu 14,76 triệu 60,70 triệu
II (giữa 2004) 59.999 8.132 19.947 88.078
III (cuối 2004 đầu
2005)
470.490 825.689 551.689 1,85 triệu
Nguồn: Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm
Qua đó có thể thấy số lượng gia cầm bị thiệt hại trong 3 đợt dịch cúm trên cả
nước là rất lớn, trong đó đợt đầu tiên là lớn nhất. Tình hình dịch cúm đã làm giảm
số lượng gia cầm trên cả nước đồng thời gây thiệt hại lớn đến kinh tế - xã hội.
Tiền Giang là một trong những tỉnh có số lượng gia cầm khá cao ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi gia cầm của tỉnh không ngừng phát triển với số
lượng hộ nuôi và qui mô nuôi liên tục tăng lên với các loại gia cầm rất phong phú
như gà thị, gà chuyên trứng, gà ri, vịt, cút, bồ câu… Tuy nhiên, năm 2003 cùng
với cả nước bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện và bộc phát thành dịch tại tỉnh Tiền
Giang, làm thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và có khả năng đe dọa đến sức
khỏe cộng đồng. Tính đến nay ở tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 3 đợt dịch cúm gia
cầm, cụ thể như sau:
Bảng 2: Số lượng gia cầm bị cúm ở Tiền Giang trong 3 đợt dịch
12
ĐVT: con
ĐỢT DỊCH GÀ VỊT CÚT, BỒ CÂU
I (29/12/2003 – 30/03/2004) 1.025.424 466.374 175.610
II (01/04/2004 – 10/11/2004) 7.860 2.650 0
III (29/12/2004 – 06/02/2005) 77.556 15.418 51.850
Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang
Qua đó có thể thấy tại Tiền Giang số lượng gia cầm bị thiệt hại trong 3 đợt
dịch cúm là rất lớn, trong đó thiệt hại nhiều nhất đó là gà bao gồm cả gà công
nghiệp, bán công nghiệp, thả vườn. Nếu xét về giá trị kinh tế, dịch cúm gia cầm đã
ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế hộ và cả nền kinh tế của tỉnh Tiền Giang. Chỉ tính
riêng đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên Tiền Giang đã bị thiệt hại kinh tế khoảng 329
tỷ đồng.
Sau các đợt dịch này, tổng đàn gia cầm của Tiền Giang biến động rõ rệt; nếu
năm 2003, toàn tỉnh có 5.801.000 con gia cầm thì năm 2005, con số này chỉ còn lại
2.915.225 con, giảm 49,75% (số liệu của Cục Thống kê Tiền Giang); trong đó, hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ cao (64,61%). Điều này làm ảnh hưởng kinh tế đời
sống của nhân dân trong huyện. Đặc biệt nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng là
một trong những nghề phát triển tại Châu Thành tuy số lượng con thấp hơn các
huyện khác trong tỉnh như Chợ Gạo. Nhưng từ việc nghiên cứu ở một huyện có số
lượng không thuộc vào hạng nhiều nhất trong tỉnh để có thể thấy được thiệt hại
của hộ nuôi của huyện để từ đó có cái nhìn khái quát hơn về tác động của dịch
cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ khi
dịch cúm gia cầm xảy ra trước đây cũng như hiện tại.
Chính vì lẽ đó trong luận văn tốt nghiệp của mình tôi quyết định chọn địa
bàn huyện Châu Thành làm vùng nghiên cứu để thực hiện đề tài của mình.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ chăn nuôi
gà công nghiệp lấy trứng tại các xã trong huyện Châu Thành. Những số liệu được
thu thập ít nhất trong 3 năm từ năm 2004-2006.
Để đảm bảo mẫu phỏng vấn mang tính phân tầng và đại diện tôi tiến hành
phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp tại 50 hộ nuôi gà thuộc 7 xã trong huyện gồm:
13
Bình Đức, Long An, Phước Thạnh, Phú Phong, Tân Hội Đông, Tân Hương, Thạnh
Phú. Sau đó phân theo hộ nuôi qui mô lớn, qui mô vừa và qui mô nhỏ để phỏng
vấn tương đương với % hộ nuôi theo quy mô đó.
Các xã được chọn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp của đề tài đó là:
+ Xã Bình Đức (ấp Đồng) 1 hộ, đây là hộ duy nhất của xã hiện đang nuôi gà
công nghiệp lấy trứng.
+ Xã Long An (ấp Long Thạnh, Long Hưng) 3 hộ, gồm 2 hộ tái đàn sau cúm
và 1 hộ không tái đàn. Đây là xã chỉ có 3 hộ nuôi gà công nghiệp.
+ Xã Phước Thạnh (ấp Phước Thuận, Phước Hòa) 3 hộ hiện đang nuôi theo
quy mô vừa.
+ Xã Phú Phong (ấp Phú Hòa) 1 hộ, đây là hộ nuôi quy mô lớn nhất huyện
Châu Thành trước cũng như sau cúm.
+ Xã Tân Hội Đông (ấp Tân Thuận, Tân Hòa, Tân Xuân) 19 hộ, gồm 1 hộ
hiện đang nuôi, 18 hộ không tái đàn. Qua đó để thấy được thiệt hại nghiêm trọng
của hộ chăn nuôi khi đây là xã xuất hiện dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Tiền Giang
vào cuối năm 2003.
+ Xã Tân Hương (ấp Tân Phú, Tân Hòa) 7 hộ, gồm 1 hộ mới nuôi vào năm
2006 và 6 hộ không tái đàn để phản ánh tác hại của dịch cúm khi đây là xã thứ 2
của huyện phát hiện dịch cúm gia cầm do bị lây nguồn bệnh từ Tân Hội Đông.
+ Xã Thạnh Phú (ấp Cây Xanh, Bờ Xe, Xóm Vong)16 hộ hiện đang nuôi,
đây là xã có nhiều hộ chăn nuôi gà công nghiệp nhất ở huyện Châu Thành hiện
nay.
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ những cơ quan, ban ngành có liên quan
trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Đó là các cơ quan: Sở Nông nghiệp – Phát triển
nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang, Phòng Kinh tế huyện Châu
Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu
Thành.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu
Thành – tỉnh Tiền Giang cùng những thiệt hại trong chăn nuôi khi dịch cúm gia
cầm xảy ra.
Sử dụng số liệu thứ cấp và Phương pháp thống kê mô tả.
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét